A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Quả ngọt trên đất cằn

15:42 | 27/09/2021

Trên những vùng gò đồi khô cằn của xã vùng III Ea Sô (huyện Ea Kar) giờ đây đã dần được phủ một màu xanh mướt của các loại cây ăn trái, mở ra triển vọng mới trong phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Xã Ea Sô có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, trên 4.000 ha nhưng phần lớn đều khô cằn, không có công trình thủy lợi, nguồn nước tưới phụ thuộc vào tự nhiên, trên 75% diện tích cây trồng thiếu nước tưới. Dân cư sống rải rác, tập quán canh tác còn lạc hậu, năng suất thấp. Vì vậy, điệp khúc trồng – chặt, nhổ cứ lặp đi lặp lại khiến chính quyền địa phương và nông dân đau đầu trong việc tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp, hiệu quả.

Trước thực trạng trên, Đảng ủy xã Ea Sô đã tập trung thảo luận, xây dựng nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi cơ cấu cấu trồng, vật nuôi phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn xã giai đoạn 2020 – 2025. Theo đó một số loại cây trồng mới đã được đưa vào nghị quyết như: vải, nhãn, mắc ca.

Nhờ trồng vải, gia đình anh Nguyễn Văn Tính ở buôn Ea Kông (xã Ea Sô, huyện Ea Kar) có thu nhập cao hơn và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đứng giữa vườn nhãn rộng 5 ha, được nghe kể về quá trình biến vùng đất đồi khô cằn, thiếu nước tưới thành trang trại trồng nhãn xanh mướt, trĩu quả, chúng tôi cảm phục sự chủ động, thích ứng với hoàn cảnh của gia đình anh Nguyễn Văn Tính ở buôn Ea Kông (xã Ea Sô).

Trước đây, như các hộ khác trong vùng, gia đình anh cũng đầu tư trồng 10 ha mía. Công sức bỏ ra nhiều, chi phí thu hoạch cao, giá cả biến động nên sau 4 năm cũng không dư giả gì. Năm 2017, anh Tính quyết định phá 5 ha mía, cải tạo đất, trồng thử nghiệm 1.000 cây nhãn.

Nhằm chủ động nguồn nước tưới, anh đầu tư 300 triệu đồng thuê người đào 6 ao trữ nước vào lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm tự động. Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, nhận thấy cây nhãn phù hợp địa phương, phát triển tốt, vợ chồng anh mở rộng dần diện tích. Đến năm 2020 số diện tích ban đầu đã cho thu bói được 15 tấn với giá bán tại vườn trung bình 18.000 đồng/kg, đem lại nhiều hy vọng cho gia đình anh.

Để giúp người dân chuyển đổi cây trồng bền vững, xã Ea Sô đã khảo sát điều kiện tự nhiên để hoạch định vùng trồng cây ăn quả. Ở những khu vực có thể đào ao, hồ trữ nước và tận dụng được các khe suối hợp thủy chủ động nguồn nước mới khuyến khích người dân trồng cây ăn quả. Bên cạnh đó, UBND xã chỉ đạo các ngành liên quan hỗ trợ cây giống, tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình trồng cây vải cho 40 hộ; tín chấp cho nông dân vay vốn ưu đãi, mua phân bón trả chậm... Đến nay, toàn xã đã phát triển được trên 230 ha cây vải, nhãn.

Cán bộ xã Ea Sô (bìa phải) khảo sát tình hình phát triển cây nhãn của gia đình anh Nguyễn Văn Tính ở buôn Ea Kông (xã Ea Sô, huyện Ea Kar).

Theo Chủ tịch UBND xã Ea Sô Nguyễn Xuân Hữu, chủ trương, định hướng và giải pháp trợ lực cho người dân trên địa bàn xã phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng hiệu quả đã được triển khai. Xã Ea Sô đạt mục tiêu đến năm 2025 phát triển 230 ha nhãn, 240 ha vải, 70 ha điều, 80 ha mắc ca, 1.120 ha mía lưu gốc; thu nhập bình quân đầu người đạt 39,5 triệu đồng/năm, cao hơn 16 triệu đồng so với năm 2020.

Nguyễn Xuân

Bài viết gốc: https://baodaklak.vn/kinh-te/202109/qua-ngot-tren-dat-can-0af7ba0/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê

      Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 đã khép lại sau 5 ngày diễn ra sôi động với nhiều chuỗi sự kiện được tổ chức, giới thiệu và quảng bá rộng rãi, sâu đậm đến với người dân địa phương...

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ