Xây dựng Luật Tạm giam để bảo vệ quyền con người
17:34 | 22/04/2015
Theo Thượng tướng Lê Quý Vương,Thứ trưởng Bộ Công an: Lâu nay do chưa có luật nên vẫn xảy ra một số trường hợp bức cung, nhục hình,vì thế cần nhanh chóng xây dựng Luật Tạm giam, tạm giữ để góp phần bảo vệ quyền con người theo tinh thần Hiến pháp 2013
Yêu cầu khách quan bức thiết
Tạm giữ, tạm giam là những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự do Cơ quan điều tra (CQĐT), Viện kiểm sát (VKS) hoặc Tòa án (TA) áp dụng buộc những người có "Lệnh tạm giữ” hoặc "Lệnh tạm giam” cách ly khỏi xã hội trong một thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội, gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc đảm bảo thi hành án phạt tù hoặc án tử hình. Một người chỉ bị tạm giữ khi bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang và phải có "Lệnh tạm giữ”. Người bị tạm giam là bị can, bị cáo, người bị kết án tù hoặc tử hình và cũng phải có "Lệnh tạm giam”.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số cơ quan tư pháp trong quá trình tố tụng đã lạm dụng, thậm chí lợi dụng việc tạm giam, tạm giữ dẫn đến bức xúc trong dư luận. Sở dĩ có chuyện như vậy, theo Thượng tướng Lê Quý Vương là do trong nhiều năm qua, ngoài quy định tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự và Quy chế Tạm giam, tạm giữ do Chính phủ ban hành, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào cụ thể hóa hoạt động tạm giam, tạm giữ.
Chẳng thế mà theo báo cáo giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, chỉ trong vòng 3 năm đã có tới 260 nghi can bị chết trong các nhà tạm giữ, trại tạm giam. Con số trên nếu so với hàng vạn vụ án được các cơ quan tư pháp thụ lý, giải quyết mỗi năm thì chiếm tỷ lệ rất nhỏ, song hậu quả của nó trong hoạt động tư pháp lại vô cùng lớn. Việc nghi can bị bức cung, nhục hình dẫn đến tử vong không chỉ làm mất manh mối điều tra, ảnh hưởng đến kết quả điều tra phá án, mà còn vi phạm quyền con người đã được hiến định, gây bức xúc trong dư luận xã hội, giảm niềm tin của nhân dân vào cán cân công lý.
Giám sát chéo tránh bức cung, nhục hình
Thượng tướng Lê Quý Vương khẳng định, trong nỗ lực hiện thực hóa Hiến pháp 2013 về việc tôn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, bên cạnh việc sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự..., thì việc xây dựng Luật Tạm giam, tạm giữ là yêu cầu cấp thiết. Luật Tạm giam, tạm giữ sẽ là công cụ để kiểm tra, giám sát công tác giam giữ người vi phạm của các cơ quan tham gia tố tụng. "Thời gian qua đúng là vẫn xảy ra một số vụ việc làm chết người trong quá trình tạm giam, tạm giữ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trên, cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Song, tôi cho rằng muốn quản lý tốt thì luật phải đồng bộ...” - Thượng tướng Lê Quý Vương chia sẻ. Theo đó, Luật Tạm giam, tạm giữ không chỉ quy định chặt chẽ về quyền, nghĩa vụ của người bị tạm giam, tạm giữ, mà còn cả quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan ra quyết định tạm giam, tạm giữ. Nếu như tại Điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định chung chung dẫn đến kẽ hở cho một số người lợi dụng nhằm một số mục đích không chính đáng, thì Luật Tạm giam, tạm giữ sẽ cụ thể hóa một cách chi tiết, đồng thời có chế tài nghiêm khắc để giám sát và răn đe những người có ý định vi phạm tố tụng. Luật tạm giam, tạm giữ sẽ tách bạch giữa các bộ phận tham gia tố tụng với bộ phận thực hiện công tác tạm giam, tạm giữ. Hai bộ phận này sẽ độc lập và có sự giám sát chéo lẫn nhau, tránh việc bức cung, nhục hình đối với các nghi can bị tạm giam, tạm giữ.
Nếu như trước đây, nhà tạm giữ, trại tạm giam đều nằm dưới sự quản lý của CQĐT, các điều tra viên có thể tùy tiện dùng bức cung, nhục hình mà không bị phát hiện, hoặc các giám thị trại giam cho phép tồn tại các dạng "đầu gấu”, hay tự mình thực hiện việc tra tấn nghi can mà không lo bị phát hiện, thì Luật Tạm giam, tạm giữ sẽ khắc phục được vấn nạn trên. Đơn cử, khi các điều tra viên muốn trích xuất nghi can để lấy cung phải có biên bản bàn giao tình trạng của nghi phạm, cùng với đó là camera, máy ghi âm giám sát, và khi trả họ về nhà tạm giữ, trại tạm giam cũng phải thực hiện việc bàn giao trên.
Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết, hiện Dự thảo Luật Tạm giam, tạm giữ đã được lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan, Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến góp ý vào dự thảo. Dự kiến, dự thảo sẽ được trình ra Kỳ họp lần thứ 9 của Quốc hội diễn ra vào tháng 5, để xin ý kiến lần đầu.
Lê Anh Đức
Nguồn: Daidoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Krông Năng: Phát hiện ba chị em ruột chết dưới ao (02/07/2015)
- Vụ oan sai ở Bắc Giang: Ông Chấn vẫn chưa yên! (02/07/2015)
- CưM'gar: Tổ chức 02 phiên tòa xét xử lưu động (02/07/2015)
- Trộm bò ra tòa! (24/05/2015)
- Phát hiện xác thiếu nữ đang phân hủy trong lô cao su (02/05/2015)
- Nguyên cán bộ công an Trại tạm giam Công an tỉnh lãnh án 22 năm tù vì nhận hối lộ (22/04/2015)
- Chủ xe tải cản trở người thi hành công vụ (15/04/2015)
- EaKar: Xét xử lưu động vụ mua bán trái phép chất ma túy (15/04/2015)
- Mâu thuẫn trong quán cà phê, ra đường đâm chết bạn (07/02/2015)
- Cháy nhà, hai cháu mở cửa sau thoát nạn! (07/02/2015)
- 21 năm tù cho kẻ cố sát hàng xóm (10/01/2015)
- Giá cà phê hôm nay 8-1: Đồng loạt tăng mạnh, Robusta trở lại mốc 5.000 USD/tấn
- Phấn đấu thành lập mới 60 hợp tác xã trong năm 2025
- Giá cà phê hôm nay 9-1: Vừa tăng đã vội giảm
- Giá cà phê hôm nay 7-1: Biến động trái chiều và con số bất ngờ từ khối ngoại
- TP. Buôn Ma Thuột: Mỗi xã, phường chọn ít nhất 1 điểm để xây dựng bãi đỗ xe
- Phát động Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột trên môi trường mạng
- Công an huyện Ea H’leo: Bắt giữ một phụ nữ có hành vi cho vay lãi nặng
- Giải cứu 2 cháu nhỏ đang ngủ trong căn nhà bốc cháy, 1 cán bộ bị thương
- Đắk Lắk tổ chức Chương trình nghệ thuật và bắn pháo hoa đêm Giao thừa đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Huyện Krông Ana sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp đêm Giao thừa chào xuân Ất Tỵ 2025
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN