Những nỗ lực trong xử lý thu hồi đất rừng bị lấn chiếm ở huyện M'Đrắk
10:12 | 20/12/2015
Địa bàn rộng, lại là khu vực giáp ranh với nhiều tỉnh nên tình hình quản lý bảo vệ rừng ở huyện M’Đrắk trong những năm qua gặp khá nhiều khó khăn do tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng diễn ra phức tạp.
Rừng bị phá ở xã Cư San.
Theo số liệu kiểm kê rừng năm 2014, diện tích có rừng toàn huyện M’Đrắk 65.593,8 ha, trong đó rừng tự nhiên là 58.093 ha, rừng trồng 6.099 ha, đất chưa có rừng 30.223,5 ha. Trên địa bàn huyện có 5 đơn vị được Nhà nước giao đất, giao rừng, cho thuê đất trồng rừng và quản lý bảo vệ; trong đó, Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Vọng Phu gần 36.700 ha; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Đrắk trên 25.660 ha; Xí nghiệp nguyên liệu giấy Tân Mai 1.952 ha; Công ty TNHH Tam Phát 420,6 ha; Công ty CP Cà phê Trung Nguyên 598,2 ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp còn lại do các xã quản lý, trong đó giao cho 213 hộ gia đình tại 3 xã: Cư San, Cư Prao và Ea Lai với tổng diện tích 3.838,7 ha. Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng của huyện gặp khá nhiều khó khăn, tình trạng rừng bị phá, lấn chiếm cũng như khai thác chế biến, mua bán lâm sản diễn ra khá phức tạp. Nguyên nhân được xác định là do địa bàn rộng, diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, giao thông đi lại khó khăn, giáp ranh nhiều tỉnh, huyện. Bên cạnh đó, đời sống của một bộ phận dân cư còn lệ thuộc vào rừng, dân di cư ngoài kế hoạch tăng nhanh, là thành phần xâm hại rừng nhiều nhất. Thêm vào đó, các đơn vị, chủ rừng được giao, quản lý, bảo vệ diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn, lực lượng lại mỏng nên chưa làm hết trách nhiệm; các chính sách và nguồn lực đầu tư để tạo động lực thúc đẩy cho các lực lượng tham gia vào công tác quản lý bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng còn hạn chế; công tác xã hội hóa nghề rừng chưa được đẩy mạnh, việc giao đất giao rừng cho cộng đồng dân cư sống gần rừng để quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn chậm, hiệu quả thấp.
Người dân canh tác và sinh sống trên diện tích đất rừng lấn chiếm trái phép tại xã Cư San (M’Đrắk).
Theo kết quả rà soát toàn huyện có 1.247,73 ha rừng bị phá, lấn chiếm trái phép. Trong đó, gần 220 ha rừng, đất lâm nghiệp do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Đrắk quản lý; trên 100 ha thuộc BQL rừng phòng hộ Núi Vọng Phu, trên 800 ha thuộc Xí nghiệp nguyên liệu giấy Tân Mai; số còn lại là diện tích rừng, đất lâm nghiệp thuộc các xã Cư San, Ea Trang và Cư Prao. Từ năm 2012, UBND huyện đã chỉ đạo rà soát, thống kê xử lý và thực hiện cưỡng chế, phá bỏ cây trồng, tháo dỡ lán trại trên diện tích rừng bị chặt phá, đất lâm nghiệp lấn chiếm trái phép và phục hồi lại rừng trên diện tích này theo tinh thần Chỉ thị 1685/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục ráo riết thực hiện nhiệm vụ này, tháng 8 năm 2015, UBND huyện đã hoàn chỉnh phương án tổng thể về xử lý giải tỏa, thu hồi diện tích rừng bị lấn chiếm, sử dụng trái phép. Theo đó, trong số trên 1.247 ha rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, diện tích cần phải thu hồi 841,96 ha. Qua kiểm tra, báo cáo của các đơn vị chủ rừng, hầu hết hành vi phá rừng trái pháp luật xảy ra từ năm 2008. Có vụ việc phát hiện nhưng chưa lập hồ sơ xử lý, có vụ lập hồ sơ nhưng vẫn chưa xử phạt, đến nay thì hết thời hiệu ban hành quyết định xử phạt nên bắt buộc khắc phục hậu quả. Theo Hạt Kiểm lâm M’Đrắk, công tác xử lý, thu hồi đối với diện tích rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại địa phương gặp khá nhiều khó khăn nên bước đầu, Hạt phối hợp với các ngành chức năng của huyện cùng với chủ rừng tổ chức họp dân, tuyên truyền giúp người dân nhận thức rõ việc phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp là hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời vận động người dân trả lại diện tích rừng đã lấn chiếm cho chủ rừng. Để việc thu hồi không gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân, chủ rừng cũng tạo điều kiện sẵn sàng liên kết với người dân trồng lại rừng trên diện tích đó. Đây được xem là phương án hợp lý và hài hòa nhất. Tuy nhiên, các cuộc họp dân ở xã Cư Pao và Cư San vẫn chưa mang lại kết quả bởi chưa có sự thỏa thuận, thống nhất về lợi ích giữa 2 bên. Hiện chính quyền địa phương chỉ đạo cho các chủ rừng, ngành liên quan kiên trì, mềm mỏng vận động người dân nhưng cũng kiên quyết đối với những trường hợp chây ì, cố ý không hợp tác. Huyện cũng đã lên phương án tổ chức giải tỏa, thu hồi thí điểm một số diện tích rừng bị phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm thuộc khu vực do Xí nghiệp nguyên liệu giấy Tân Mai, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp M’Đrắk và xã Cư San quản lý. Qua đó rút kinh nghiệm và thực hiện đối với những diện tích bị lấn chiếm khác nhằm hạn chế nạn phá rừng, nâng cao tác dụng răn đe, giáo dục và phòng ngừa vi phạm.
Lê Hương
Nguồn: Báo Dak Lak điện tử
CÁC TIN KHÁC
- Xe khách lấn làn tông xe máy, một phụ nữ bị thương nặng (01/05/2016)
- Đâm chết bạn nhậu vì quên chuyện xưa (27/03/2016)
- Nhẫn tâm lừa tiền vé máy bay của công nhân nghèo (31/01/2016)
- Điều tra vụ dùng súng giải quyết mâu thuẫn (25/01/2016)
- Bắt giữ hai đối tượng phá hoại rừng (19/01/2016)
- Sao em thay bồ như thay áo vậy? (30/11/2015)
- Công an nói gì vụ thiếu niên chết sau khi tạm giam? (29/11/2015)
- Gỗ lậu sờ sờ, kiểm lâm không biết (!?) (27/11/2015)
- Bức tường cũ định mệnh (16/11/2015)
- Cần có biện pháp mạnh ngăn chặn côn đồ phá hoại nông sản (18/10/2015)
- Dân đốt xe, đánh chết 2 “cẩu tặc” (07/10/2015)
- Giá cà phê hôm nay 7-1: Biến động trái chiều và con số bất ngờ từ khối ngoại
- TP. Buôn Ma Thuột: Mỗi xã, phường chọn ít nhất 1 điểm để xây dựng bãi đỗ xe
- Chợ hoa Xuân Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày 14 đến 29 tháng 12 Âm lịch
- Áp thuế VAT với hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- Giải cứu 2 cháu nhỏ đang ngủ trong căn nhà bốc cháy, 1 cán bộ bị thương
- Giá cà phê hôm nay 6-1: Giá liên tục giảm, “ông trùm” cà phê nói gì?
- Đắk Lắk có 4 cá nhân và 2 tập thể đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Trung ương
- Huyện Krông Ana sẽ tổ chức bắn pháo hoa tầm thấp đêm Giao thừa chào xuân Ất Tỵ 2025
- Công an huyện Ea H’leo: Bắt giữ một phụ nữ có hành vi cho vay lãi nặng
- Đâm chết bạn cùng phòng trong cơ sở cai nghiện
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN