Xuất khẩu cà phê: “Giảm bán theo bao, tăng bán theo gói”
13:51 | 11/06/2024
Hơn hai thập niên qua, tỷ lệ cà phê xuất khẩu của Đắk Lắk chiếm hơn 80% sản lượng của cả nước. Tuy nhiên, lượng cà phê chế biến sâu chỉ chiếm trên dưới 5%.
Nhiều người cho rằng đó là một tỷ lệ quá thấp so với một số quốc gia sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê có tiếng trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.
Gần đây nhất là niên vụ cà phê 2021 - 2022 và 2022 - 2023, tỷ lệ cà phê xuất khẩu tăng lên đáng kể với trên dưới 380.000 tấn, trong đó chủ yếu vẫn là cà phê nhân, còn cà phê hòa tan chỉ chiếm hơn 5%.
Chế biến cà phê xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk. Ảnh: Đỗ Lan
Nói như ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột rằng: Những nỗ lực trong việc quảng bá, định danh cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột mà lâu nay chúng ta theo đuổi xem ra vẫn chưa được như kỳ vọng. Nhìn vào bức tranh xuất khẩu cà phê Việt Nam nói chung trong những năm qua có thể thấy lượng xuất khẩu các sản phẩm cà phê chế biến chưa nhiều. Ở Đắk Lắk nói riêng, đến nay cũng chỉ có vài doanh nghiệp nỗ lực theo đuổi và phát triển mục tiêu nâng cao tỷ lệ xuất khẩu cà phê chế biến sâu ra thị trường thế giới.
Ví như Tập đoàn Cà phê Trung Nguyên, gần 20 năm trước đã có “kịch bản” xâm nhập toàn cầu bằng nhiều sản phẩm cà phê chế biến xuất xứ từ vùng đất nổi tiếng Buôn Ma Thuột. Tuy nhiên, cho đến nay chỉ duy nhất G7 của họ đáp ứng được bước đầu yêu cầu của “đế chế” bán lẻ toàn cầu Walmart và sản phẩm này hiện đang có mặt khiêm tốn trong hệ thống siêu thị Walmart tại một số quốc gia Nam Mỹ như: Chile, Brazil, Mexico và Trung Quốc.
Còn Công ty Cà phê An Thái cũng chỉ xuất khẩu khoảng 2.000 tấn cà phê tinh chế ra thị trường thế giới. Ông Nguyễn Xuân Lợi, Tổng Giám đốc Công ty Cà phê An Thái chia sẻ: Đây là nỗ lực lớn trong việc nắm bắt nhu cầu, xu thế tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng. Ngoài những sản phẩm đơn giản như cà phê rang xay, cà phê hòa tan, hiện An Thái đã có thêm cà phê phin giấy theo công nghệ Mỹ, cà phê viên nén, cà phê hạt rang nguyên chất theo từng giống riêng biệt như arabica, moka, robusta và cà phê culi mà trước đây rất ít người biết đến.
Song, theo ông Nguyễn Xuân Lợi, dù trên thị trường trong và ngoài nước đã và đang xuất hiện khá nhiều sản phẩm cà phê chế biến với một số thương hiệu đã định hình, nhưng thẳng thắn mà nói chúng ta chưa thể hài lòng với kết quả chế biến sâu của ngành cà phê Đắk Lắk hiện có. Việc thúc đẩy mạnh mẽ chế biến sâu cho ngành cà phê ở đây đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm một cách nghiêm túc, nhưng sàng lọc và phát triển theo đường hướng nào nhằm nâng cao chuỗi giá trị kinh tế cho mặt hàng chiến lược này là vấn đề đặt ra không riêng gì cho doanh nghiệp, mà cho cả cộng đồng sản xuất, kinh doanh cà phê và các cấp, ngành liên quan.
Biết rằng cà phê chế biến của Việt Nam hiện đang được bạn hàng và thị trường thế giới ưa chuộng, nhưng để sản phẩm ấy đến tay người tiêu dùng là vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi sự vào cuộc từ nhiều phía - người sản xuất, doanh nghiệp, nhà khoa học và Nhà nước. Sự đơn độc của một phía nào đó, nhất là các doanh nghiệp đang theo đuổi mục tiêu chế biến sâu sản phẩm cà phê để xuất khẩu sẽ khiến quá trình này (từ sản xuất đến tiêu dùng) chậm lại, thậm chí đứng yên. Vì thế đường hướng phát triển chuỗi giá trị gia tăng cho ngành hàng chiến lược này theo phương châm “giảm bán theo bao, tăng bán theo gói” như các chuyên gia khuyến cáo là yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cà phê hiện nay ở “thủ phủ” cà phê Đắk Lắk nói riêng và cả nước nói chung.
Đình Đối
Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/kinh-te/202406/xuat-khau-ca-phe-giam-ban-theo-bao-tang-ban-theo-goi-f80182d/
Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”
CÁC TIN KHÁC
- Cà phê Buôn Ma Thuột: Danh tiếng từ trăm năm trước (29/07/2024)
- Xây dựng thương hiệu quốc tế (26/07/2024)
- Xuất khẩu cà phê 5 tháng mang về 2,9 tỷ USD (19/06/2024)
- Đắk Nông lo ngại diện tích cà phê tăng nhanh (18/06/2024)
- Xây dựng chuỗi giá trị cà phê Robusta chất lượng cao (15/06/2024)
- Cà phê giống ở Đắk Nông: Vườn ươm bán 15 triệu cây vẫn thiếu (11/06/2024)
- Giá cà phê giống liên tục “nhảy múa” (31/05/2024)
- Sản xuất cà phê ở Đắk Nông ngày càng an toàn, chất lượng (30/05/2024)
- Nâng cao giá trị cà phê bằng canh tác hữu cơ (27/05/2024)
- Cơ hội cho ngành Cà phê Đắk Nông (14/05/2024)
- Tập huấn kỹ thuật rang xay và chế biến cà phê cho thành viên các hợp tác xã (10/05/2024)
Nhanh chóng hoàn thiện các nội dung truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
Chiều 21/1, Tiểu ban Truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tổ chức họp đánh giá tiến độ các nội dung truyền thông của Lễ hội.
- Thể lệ Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
- Nhiều hoạt động phụ trợ sẽ được tổ chức tại Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 năm 2025
- Phát động Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột trên môi trường mạng
- Đắk Lắk đề nghị các địa phương hỗ trợ truyền thông về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
Giá cà phê tăng 1,2 triệu đồng/tấn
Giá cà phê trong nước ngày 2-5 đã tăng 1,2 triệu đồng/tấn, lên trên dưới 38 triệu đồng/tấn.
- Sẽ áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột coffee cho mô hình điểm
- Bản tin thị trường cà phê ngày 12/12/2014
- Bản tin thị trường cà phê ngày 28/10/2014
- Trải nghiệm với cà phê Buôn Ma Thuột
- Giá cà phê hôm nay 21-1: Tăng vọt, vượt xa kỳ vọng
- Giá cà phê hôm nay 22-1: Tăng phi mã
- Chân dung nữ doanh nhân xinh đẹp nhưng sản xuất phân bón giả cực lớn
- Đắk Lắk đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố về giải ngân vốn đầu tư công
- Công an vây bắt đối tượng trộm cắp 15 điện thoại, hơn 400 triệu đồng ở Điện Máy Xanh
- Vợ chồng doanh nhân sản xuất phân bón giả quy mô cực lớn
- Dự báo kinh tế Việt Nam 2025: Nhiều chỉ dấu tích cực
- Cảnh báo bán “sầu riêng non chín ép”
- Giả danh TikTok lừa đảo, chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng
- Chỉnh trang đô thị sẵn sàng đón Tết
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN