Xây dựng thương hiệu quốc tế
14:54 | 26/07/2024
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam những năm gần đây tăng trưởng liên tục về giá trị nhưng chủ yếu là cà phê nhân - chiếm hơn 90% sản lượng và khoảng 85% giá trị.
Các loại cà phê hòa tan, chế biến sâu dù có tăng song mới chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước.
Đáng chú ý, doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm đến 69% giá trị xuất khẩu. Trong tốp 10 DN xuất khẩu cà phê rang xay hòa tan hàng đầu Việt Nam, chỉ có Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên là DN Việt.
5 tháng đầu của niên vụ cà phê 2023-2024 (từ tháng 10-2023 đến tháng 2-2024), Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên xuất khẩu được 56 triệu USD. Trong khi đó, các DN khác xuất khẩu cà phê chế biến ở mức thấp, mỗi DN dao động chỉ từ 180.000 đến 4,3 triệu USD.
Câu hỏi đặt ra là vì sao DN Việt ít đầu tư vào chế biến sâu - mảng có tỉ suất lợi nhuận cao, mà chủ yếu chỉ xuất khẩu nguyên liệu?
Thứ nhất, để đầu tư hệ thống nhà máy chế biến sâu thì cần chi phí cao. Đơn cử, một nhà máy cà phê hòa tan sấy phun công suất 3.000 tấn/năm phải đầu tư khoảng 35 triệu USD, tương đương gần 900 tỉ đồng. Do đó, chỉ những DN lớn như Intimex, Tín Nghĩa, Vĩnh Hiệp, Phúc Sinh... mới có khả năng đầu tư.
Thứ hai, sản xuất sản phẩm chế biến phải gắn với xây dựng thương hiệu thông qua quảng bá, tiếp thị lâu dài. Chẳng hạn, Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên có được kết quả như hiện nay đã trải qua quá trình khoảng 25 năm.
Thứ ba, sản phẩm cà phê chế biến sâu gặp khó về đầu ra, đặc biệt là ở thị trường châu Âu, châu Mỹ - nơi người tiêu dùng đã quen với sản phẩm của các thương hiệu toàn cầu.
Trong khi đó, các DN FDI với khả năng đáp ứng 3 tiêu chí trên đã đầu tư nhà máy tại ngay vùng nguyên liệu Việt Nam.
Đầu năm 2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phê duyệt đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030, trong đó có cà phê. Mục tiêu là sản lượng cà phê chế biến sâu đạt khoảng 20% - 25% tổng sản lượng cà phê cả nước. Khối lượng cà phê xuất khẩu đến năm 2030 đạt 80% - 85% tổng sản lượng cà phê cả nước; trong đó cà phê rang xay chiếm 5% - 6%, cà phê hòa tan từ 19% - 20%. Điều này cho thấy trong thời gian tới, Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu cà phê nhân.
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng thương hiệu quốc gia Robusta Việt Nam để góp phần nâng giá trị cà phê Việt trên thị trường quốc tế. Tại Việt Nam, diện tích và sản lượng cà phê Robusta chiếm đến 94%, cà phê Arabica chỉ chiếm 6%.
Hiện nay, thế giới đang phụ thuộc vào cà phê Robusta Việt Nam nên đây là cơ hội tốt để chúng ta xây dựng thương hiệu. Trong tương lai, người tiêu dùng thế giới sẽ biết được họ đang sử dụng cà phê được trồng bởi nông dân Việt Nam.
Hy vọng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tạo điều kiện để hiệp hội xây dựng chương trình trên. Ngoài ra, bộ cũng cần rà soát lại diện tích cà phê và các cây công nghiệp dài ngày thực tế một cách tương đối chính xác để ngành cà phê định hướng tốt trong sản xuất.
Ngọc Ánh ghi
NGUYỄN NAM HẢI, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam
Bài viết gốc: https://nld.com.vn/xay-dung-thuong-hieu-quoc-te-196240331000911131.htm
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)
CÁC TIN KHÁC
- Làm cà phê bền vững tăng thu nhập, giảm phát thải (16/09/2024)
- Đắk Nông đề phòng cà phê rụng trái non trong mùa mưa (15/08/2024)
- Ngành cà phê tìm cách thích ứng với biến đổi khí hậu (13/08/2024)
- Có 15 mẫu cà phê đặc sản Việt Nam 2024 tham gia đấu giá (09/08/2024)
- Cà phê Buôn Ma Thuột: Danh tiếng từ trăm năm trước (29/07/2024)
- Xuất khẩu cà phê 5 tháng mang về 2,9 tỷ USD (19/06/2024)
- Đắk Nông lo ngại diện tích cà phê tăng nhanh (18/06/2024)
- Xây dựng chuỗi giá trị cà phê Robusta chất lượng cao (15/06/2024)
- Xuất khẩu cà phê: “Giảm bán theo bao, tăng bán theo gói” (11/06/2024)
- Cà phê giống ở Đắk Nông: Vườn ươm bán 15 triệu cây vẫn thiếu (11/06/2024)
- Giá cà phê giống liên tục “nhảy múa” (31/05/2024)
Nhanh chóng hoàn thiện các nội dung truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
Chiều 21/1, Tiểu ban Truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tổ chức họp đánh giá tiến độ các nội dung truyền thông của Lễ hội.
- Thể lệ Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
- Nhiều hoạt động phụ trợ sẽ được tổ chức tại Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk lần thứ 4 năm 2025
- Phát động Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột trên môi trường mạng
- Đắk Lắk đề nghị các địa phương hỗ trợ truyền thông về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
Giá cà phê tăng 1,2 triệu đồng/tấn
Giá cà phê trong nước ngày 2-5 đã tăng 1,2 triệu đồng/tấn, lên trên dưới 38 triệu đồng/tấn.
- Sẽ áp dụng tiêu chuẩn chất lượng cà phê mang chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột coffee cho mô hình điểm
- Bản tin thị trường cà phê ngày 12/12/2014
- Bản tin thị trường cà phê ngày 28/10/2014
- Trải nghiệm với cà phê Buôn Ma Thuột
- Giá cà phê hôm nay 21-1: Tăng vọt, vượt xa kỳ vọng
- Giá cà phê hôm nay 22-1: Tăng phi mã
- Chân dung nữ doanh nhân xinh đẹp nhưng sản xuất phân bón giả cực lớn
- Đắk Lắk đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố về giải ngân vốn đầu tư công
- Công an vây bắt đối tượng trộm cắp 15 điện thoại, hơn 400 triệu đồng ở Điện Máy Xanh
- Vợ chồng doanh nhân sản xuất phân bón giả quy mô cực lớn
- Dự báo kinh tế Việt Nam 2025: Nhiều chỉ dấu tích cực
- Cảnh báo bán “sầu riêng non chín ép”
- Giả danh TikTok lừa đảo, chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng
- HLV Kim Sang Sik: Sẵn sàng cho hành trình mới
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN