A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chuyện những anh em một nhà - Kỳ 2: Người “anh cả” của Tây Nguyên

12:37 | 15/02/2014

Đã nhiều lần tham dự các lễ hội, ngày hội các dân tộc được tổ chức tại Làng văn hóa các dân tộc tại Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), nhưng lần nào đến, già làng Y Tuch Niê Kđăm, buôn Nọ Siêr TP. Buôn Ma Thuột cũng cảm thấy rất vui.

Theo già, nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước nên những bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số đã được bảo tồn rất tốt.

 
 
Nhà dài truyền thống Tây Nguyên
 
Câu chuyện nhà dài
 
Không phải là khách mời, nhưng lần được con trai đưa ra Thủ đô để khám bệnh, bà H’Sơi cũng bắt con đưa đến Làng văn hóa các dân tộc một lần để xem nhà dài và xem nhà của các dân tộc khác như thế nào. Tần ngần đứng trước ngôi nhà dài nguyên nghĩa của dân tộc mình, mắt ba H’Sơi ngân ngấn nước. Bà bảo, hơn 50 năm về trước, cũng tại một ngôi nhà dài như thế này trên vùng đất đỏ cao nguyên, bà đã gặp chồng. Họ đã ngỏ lời yêu và thành vợ thành chồng trong một đêm trăng thanh, trước cầu thang dẫn lên ngôi nhà!
Trên Cao nguyên đất đỏ Tây Nguyên hiện nay do dự di cư tự nhiên và sự xê dịch trong cuộc sống mà số dân tộc hiện có trên miền đất này đã lên đến con số vài chục dân tộc. Nhưng khi nói đến Tây Nguyên thì người ta thường nhớ đến những dân tộc nguyên gốc ở miền này đó là người Ê Đê, Mơ Nông, Gia Rai, Giẻ Chiêng… Trong các dân tộc hiện đang sống trên mảnh đất này thì người Ê Đê được coi như "anh cả”.
 
Nói đến "người anh cả” này thì ngoài một lịch sử văn hóa đồ sộ biểu trưng lớn nhất trong cuộc sống của họ là nhà dài. Nhà dài Tây Nguyên vừa có tính biểu trưng lại vừa gói ghém trong đó bao giá trị văn hóa, mà cơ bản nhất ở đây là sự hòa hợp của những cộng đồng. Nhìn nhà dài của người Ê Đê là người ta có thể biết gia đình ấy có hòa hợp có thịnh vượng hay không. Nhà càng dài thì sự thịnh vượng và hưởng thọ của ngôi nhà ấy càng cao. Ngược lại, nhà ngắn thì có thể đấy là một gia đình, một dòng họ vừa được dựng xây hay cũng có thể gia đình ấy không được phát, hay li tán và cháu con có sự lục đục mới không quần tụ và nối nhà thêm được.
 
Cách đây hơn 2 năm về trước, cụ thể vào những thập niên 91 – 92 của thập kỷ 20 Tây Nguyên "bát ngát” nhà dài. Từ trung tâm thành phố, một người đi bộ không quen, chỉ đi chưa mỏi chân đã đến 5 buôn có tiếng do Tù trưởng Ama Thuột quản lý như Buôn Ako Tam, Buôn Kmrong Prong, Buôn Păn Lăm, Buôn Ako sier, Buôn Ale, Buôn Cư dlue là đã thấy nhà dài của miền đất Bazan này rồi. 
 
Nhà dài có những giá trị văn hóa rất riêng biệt. Để biết nhà dài có bao nhiêu hộ dân sinh sống, có bao nhiêu người phụ nữ trong nhà, chả cần hỏi, chỉ cần nhìn cửa sổ là biết. Trong những chiếc cửa sổ, những hành lang chạy dài để nối các gia đình với nhau này trong đó ông bà cha mẹ và cháu con quần tụ sinh sống. Ngoài việc chia sẻ, gánh đỡ giúp nhau trong cuộc sống thì nó còn là môi trường để người ta "giám sát” và dậy dỗ nhau. Ngày ngày, trong ngôi nhà "vĩ đại” này, các lớp lứa tuổi đi về. Sau mỗi bữa cơm chiều, bếp lửa ở ngôi nhà cao tuổi nhất trong nhà dài được nhóm lên. Mọi người quây quần dệt vải, kéo tẩu mà bàn chuyện làm ăn, bảo ban nhau…
 
Sống trong nhà dài, tính đoàn kết và sự cưu mang của người ta tự dưng có môi trường được khuyến khích, bảo tồn. Người ta bảo gia đình là tế bào của xã hội, với "gia đình nhà dài này” nhiều tế bào đã được sinh ra, lớn lên, nuôi dưỡng và bảo tồn. Nhiều nhà dài bền vững, sống hạnh phúc êm đềm thì sẽ dẫn đến một buôn yên ổn và phát triển. Nhiều buôn yên ổn và phát triển sẽ dẫn đến cả vùng thịnh vượng và bình yên. Giá trị nhà dài là như vậy.
 
 
Thiếu nữ Tây Nguyên về với hội
 
Sống với cộng đồng
 
Theo già làng Y Tuch Niê Kđăm giá trị nhà dài lớn như vậy nhưng hiện nay rất tiếc nhà dài đã bị mai một. Mai một và vắng bóng nên nhiều người dân, đặc biệt là dân cư các vùng miền khác rất ít biết đến nhà dài. Và cũng nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hiện nay tại Làng Văn hóa các dân tộc Đồng Mô đã có 5 nhà của người Ê Đê, Mơ Nông và Gia Rai được dựng lên. Có nhà dài, mỗi lần các lễ hội được tổ chức tại đây, những dân tộc như Ê Đê, Mơ Nông, Gia Rai  đã có nơi để tìm đến và đi về cho mình. Để hoàn thiện không gian văn hóa truyền thống, họ đã không ngại ngần mang các vật dụng sinh hoạt, đồ trang trí và cả những cây trái đặc trưng của quê mình tới trồng tại đây.
 
Cùng một niềm vui, chị Như Quỳnh, một cán bộ được chọn phụ trách nhà dài của người Gia Rai tại khu vực Đồng Mô cho biết, chúng tôi thực sự cảm thấy vui khi ngay tại Hà Nội cũng có nhà dài của dân tộc mình. Người dân  ai cũng muốn được ra Hà Nội để xem cái nhà dài của dân tộc mình ngoài đó như thế nào. Nó có dài và bề thế bằng những ngôi nhà dài của đồng bào mình trong đây hay không.
 
Từ ngày Làng Văn hóa các dân tộc được thành lập và xây dựng ở Đồng Mô bà con các dân tộc thiểu số đã coi nơi đây như ngôi nhà thứ hai của mình. Tại đấy, những lễ hội truyền thống tưởng chừng như đã vắng bóng được phục hồi và lưu giữ. Không những đến để xem mà nhiều lớp trẻ của các cộng đồng các dân tộc thiểu số còn có cơ hội để tìm cho mình những thứ tưởng chừng đã mai một.
 
Anh Đinh Toàn, cán bộ văn hóa của xã Ea Tul, huyện Cư M’gar (Buôn Ma Thuột) cho biết, là người Ê Đê đấy nhưng nhà dài ở quê mình bây giờ hiếm lắm. Nhà dài hiếm do vật dụng làm nó không còn và thêm nữa lại do tác động của sự phát triển xã hội. Ngày trước, xã mình cũng là "thủ phủ” của nhà dài. Nhưng đến nay, nhà dài cả xã chỉ còn 2 – 3 cái. Nhà dài quê mình bây giờ cũng không còn nguyên nghĩa nữa. Cái lợp hiếm nên mái cũng đã phải lấy tôn để lợp rồi. Nhiều nhà dài trong mình hiện nay có khi chỉ là chỗ ở của một gia đình mà thôi. Ra ngoài này mình thấy nhà dài đẹp quá. Nó hệt như lời kể của cha ông mình về nhà dài của người Ê Đê trong những năm trước. Lần này về, mình sẽ tuyên truyền để bà con và nhất là lớp trẻ ý thức thêm được nhà dài. Từ đó nâng cao sự bảo lưu với những ngôi nhà dài còn lại trong.
 
PHƯƠNG NGUYÊN

 

    Nguồn: Báo Đại Đoàn Kết

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ