A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Huyện Krông Pắc: Dấu ấn chặng đường 46 năm xây dựng và phát triển

10:47 | 17/03/2021

Theo lịch sử Đảng bộ huyện Krông Pắc, sau giải phóng năm 1975, huyện Krông Pắc được hợp nhất từ H1, H9 và H11.

Đến tháng 7-1977, toàn bộ khu vực H1 cũ lại được tách ra, lập thành huyện M’Drắk. Tháng 10-1981, các xã phần phía nam huyện bao gồm cả H9 cũ được tách ra, lập thành huyện Krông Bông. Cùng lúc đó, 3 xã phía Tây gồm Hòa Dung, Hòa Hiệp, Ea Ktur được sáp nhập vào huyện Krông Ana (ngày nay là thuộc huyện Cư Kuin). Đến tháng 12-1985, các xã phía đông huyện được tách để lập thành huyện Ea Kar. Năm 1995, huyện Krông Pắc nhập thêm xã Hòa Đông (được tách ra từ TP. Buôn Ma Thuột).

Từ khi thành lập huyện đến nay, Đảng bộ huyện Krông Pắc đã tổ chức 14 kỳ đại hội. Qua mỗi kỳ đại hội, Đảng bộ huyện luôn bám sát thực tiễn, phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới, lãnh đạo nhân dân vượt qua những khó khăn, thách thức, khắc phục vết thương chiến tranh để ổn định, phát triển kinh tế.

Trải qua chặng đường 46 năm xây dựng và phát triển, huyện Krông Pắc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Giai đoạn 2015 – 2020, kinh tế của huyện có bước tăng trưởng khá với tốc độ bình quân 9,78%/năm. Trong đó, nông - lâm nghiệp tăng 5,73%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 16,72%; thương mại - dịch vụ tăng 15,48%. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành kinh tế (theo giá hiện hành) đến năm 2020 ước đạt 13.335 tỷ đồng, bằng 101,43% so với nghị quyết đề ra. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là 618,702 tỷ đồng (bình quân mỗi năm thu được 123,74 tỷ đồng); thu nhập bình quân đầu người đạt 45,48 triệu đồng/năm, tăng 17,48 triệu đồng so với đầu nhiệm kỳ.

Lãnh đạo huyện Krông Pắc thăm Trường Mầm non Đức Tài, một trong những cơ sở giáo dục được đầu tư theo chủ trương xã hội hóa.

Lĩnh vực nông lâm nghiệp được tập trung chỉ đạo và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Nhờ đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất nông nghiệp đạt nhiều kết quả quan trọng, năng suất, chất lượng của các cây trồng chủ lực như cà phê, sầu riêng tăng đáng kể, từng bước đổi mới tổ chức, liên kết, xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp an toàn, bền vững và có khả năng cạnh tranh, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của người dân. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các ngành có lợi thế đã được chú trọng đầu tư phát triển. Hệ thống thương mại, dịch vụ được mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, mạng lưới phân phối được mở rộng đến nông thôn.

 

Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020 – 2025 của huyện đã xác định và tập trung vào 3 đột phá : đẩy mạnh cải cách hành chính; phát triển nông nghiệp bền vững; tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư trên địa bàn. Mục tiêu là xây dựng huyện Krông Pắc thành huyện nông thôn mới, vững mạnh toàn diện vào năm 2025”.

 
Bí thư Huyện ủy Krông Pắc Trần Hồng Tiến

Với việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn từ Trung ương, tỉnh, ngân sách huyện và khai thác các nguồn lực trong xã hội để lồng ghép đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng, đến năm 2020, tỷ lệ nhựa hóa, bê tông hóa đường huyện đạt 92%; đường xã, liên xã ước đạt 67%. Giai đoạn này, nguồn vốn huy động toàn xã hội của toàn huyện đạt 4.621 tỷ đồng, đạt 100,17% so với nghị quyết. Trong đó, ngân sách Trung ương và của tỉnh là 777 tỷ đồng; ngân sách huyện 847 tỷ đồng; ngân sách xã 23 tỷ đồng; các nguồn từ người dân đóng góp và huy động khác là 2.974 tỷ đồng. Huyện hiện có 11/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, tăng 10 xã so với đầu nhiệm kỳ, đạt 100% nghị quyết đề ra.

Đi đôi với phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, Đảng bộ huyện Krông Pắc cũng luôn chăm lo phát triển văn hóa, giáo dục, y tế. Hệ thống trường, lớp được chú trọng đầu tư, quy mô mở rộng đã góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Toàn huyện đã có 59/102 trường học đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 57,8% (tăng 27,61% so với năm 2015). Chất lượng khám chữa bệnh từng bước được nâng cao, đáp ứng yêu cầu phục vụ người bệnh ngay tại tuyến xã với 16/16 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. Đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm còn 5,54% (giảm 11,96%), đạt 100,06% so với nghị quyết, hộ cận nghèo còn 3,82%.

Hạ tầng giao thông ở thị trấn Phước An được quan tâm đầu tư đồng bộ .

Công tác xây dựng Đảng được chú trọng cả về bốn mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng không ngừng được nâng lên. Chính trị xã hội ổn định, công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường; chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả âm mưu hoạt động “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân tiếp tục được củng cố, tăng cường...

Bí thư Huyện ủy Trần Hồng Tiến khẳng định, chặng đường 46 năm xây dựng và phát triển, những thành tựu mà huyện Krông Pắc đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực là do nhận được sự quan tâm của các cấp ngành cùng sự phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, quân và nhân dân toàn huyện. Những kết quả có ý nghĩa hết sức to lớn này, nhất là giai đoạn 2015 - 2020 là tiền đề quan trọng, cơ sở vững chắc cho huyện Krông Pắc tiếp tục phát triển trong tương lai.

Lê Hương

Bài viết gốc: http://baodaklak.vn/channel/3483/202103/huyen-krong-pac-dau-an-chang-duong-46-nam-xay-dung-va-phat-trien-5727698/

    Nguồn: Báo Đắk Lắk Điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ