A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Những điều cần biết trước khi tiêm vaccine

08:33 | 13/07/2021

Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm phòng Covid-19, trong nửa cuối năm 2021 và đầu năm 2022 đã chính thức được phát động.

Tiêm vaccine ngừa Covid -19 cho người dân.

Hạn chế thấp nhất sự cố sau tiêm

Mục tiêu của Chiến lược vaccine là tiêm miễn phí hằng năm cho người dân để đạt được sự miễn dịch cộng đồng trên cả nước. Mọi người đều bình đẳng, công bằng trong tiếp cận vaccine.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, để đảm bảo an toàn trong chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 toàn quốc, Bộ Y tế đã xây dựng kế hoạch tiêm chủng vaccine với mục tiêu 100% nhân viên y tế trực tiếp tham gia được đào tạo, tập huấn về an toàn tiêm chủng vaccine phòng Covid-19.

Tỉ lệ người được tiêm chủng gặp sự cố bất lợi sau tiêm thấp hơn hoặc bằng ngưỡng an toàn được công bố của vaccine phòng Covid-19. 100% trường hợp gặp sự cố bất lợi sau tiêm trong thời gian theo dõi tại cơ sở tiêm chủng (30 phút sau tiêm) được phát hiện và cấp cứu kịp thời. 100% người được tiêm chủng được hướng dẫn và biết cách tự theo dõi và phát hiện các dấu hiệu bất thường sau tiêm.

Về phía người dân, việc nắm rõ các việc cần làm, cần tránh trước khi tiêm sẽ giúp chủ động và tránh sai lầm khi đến lượt được tiêm vaccine Covid-19.

Theo TS.BS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Phổi Thừa Thiên - Huế, người dân cần chuẩn bị thông tin giấy tờ chứng minh được độ tuổi và công việc của mình, chứng minh đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vaccine Covid-19. Khai báo các thông tin cá nhân, chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ liên quan sức khỏe của bản thân.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân tránh dùng steroid một tuần trước khi tiêm chủng. Các steroide như prednisone và dexamethasone thường dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp và các bệnh lý tự miễn khác. Không nên dùng steroid một tuần trước, hiện tại và sau khi tiêm chủng, vì steroid ức chế mạnh quá trình viêm và có thể làm suy giảm miễn dịch của cơ thể, dẫn đến giảm đáp ứng đối với vaccine Covid-19.

Đồng thời, người dân không nên dùng các thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay non-steroide ngay trước khi tiêm vì chúng có thể làm giảm hiệu quả của vaccine. Ibuprofen là một loại thuốc chống viêm, sẽ ngăn cản nỗ lực của vaccine trong việc huấn luyện hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng với virus bằng cách làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể. Nếu có các phản ứng phụ sau khi tiêm như đau cánh tay, ớn lạnh và đau cơ…, đó là do hệ thống miễn dịch đang học cách tạo ra các kháng thể chống lại virus.

Đặc biệt, TS.BS Lê Thanh Hải nhấn mạnh, người dân không được uống rượu bia trước và vào ngày tiêm chủng.

Theo dõi phản ứng sau tiêm

TS. BS Lê Thanh Hải lưu ý, sau khi tiêm vaccine người dân phải đợi ít nhất 30 phút để xem có phản ứng hay gặp tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm hay không. Nếu có bất cứ triệu chứng nào phát sinh, báo ngay cho bác sĩ tại nơi tiêm.

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi tiêm vaccine phòng Covid-19, tùy theo cơ địa của từng người mà có các phản ứng ở mức độ khác nhau như sốt nhẹ, đau mỏi người, đau sưng tại chỗ tiêm,… các triệu chứng sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn trong 1-2 ngày. Để giảm bớt tình trạng này thì ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi, chúng ta cần chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để cơ thể nhanh phục hồi, khỏe mạnh.

Theo BS Tiến, sau khi tiêm vaccine, thường có các dấu hiệu đau sốt, vì thế việc bổ sung nước cho cơ thể là rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng. Các loại nước hoa quả có thể uống bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép …  để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể.

Sau khi tiêm vaccine, người thường mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau vì vậy cần chế biến thức ăn ở dạng mềm, dễ tiêu như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua… đồng thời chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Nếu trường hợp sốt cao, đau nhiều có thể uống thuốc hạ sốt giảm đau.

BS Tiến lưu ý, phản ứng thường gặp nhất sau khi tiêm là sốt, vết tiêm nổi mẩn, mưng mủ. Vì vậy sau khi tiêm cần được theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp ít nhất là 30 phút mới ra về và tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu có biểu hiện bất thường cần thông báo hoặc đến ngay cơ sở y tế.

ĐỨC TRÂN

Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/nhung-dieu-can-biet-truoc-khi-tiem-vaccine-5657444.html

 

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn).

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ