A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Xử lý rượu giả, tân dược giả: Vẫn “đèn ai nấy rạng”

15:38 | 03/06/2013

Hàng giả nói chung đều gây hại cho sức khỏe. Hai mặt hàng hay bị làm giả trên thị trường là rượu và tân dược. Đáng lo ngại là việc giám sát thị trường này vẫn ở tình trạng "đèn ai nấy rạng".

Việc chống sản xuất và buôn bán tân dược giả do nhiều cơ quan quản lý: Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Bộ Y tế, lực lượng quản lý thị trường…

 
Thuốc thật và giả rất khó phân biệt
 
Theo các chuyên gia, đây chính là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các mặt hàng rượu, thuốc tân dược giả diễn biến phức tạp, trên nhiều tuyến đường bộ, đường biển, hàng không và bưu điện với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. 
 
Do vậy, vấn đề tăng năng lực cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về chuyên môn, nghiệp vụ và phối hợp giữa lực lượng thực thi với các cơ quan quản lý Nhà nước, được coi là khả thi hơn cả, để từng bước hạn chế tối đa rượu giả, tân dược giả ở Việt Nam. 
 
Người dân thiếu thông tin
 
Có nhiều trường hợp tử vong do sử dụng rượu, tân dược giả, kém chất lượng...  Vì mặt hàng này thu được lợi nhuận cao nên được nhiều loại tội phạm hướng đến, trong khi người dân thiếu thông tin về hai loại hàng này. Thuốc và rượu bị làm giả, làm nhái rất khó phát hiện theo nhận biết thông thường, rất khó phân biệt với hàng thật. 
 
Việc đặt hai viên thuốc thật - giả cạnh nhau, một người bình thường không thể nào phát hiện ra được, khiến nhiều người dân hoang mang. Nhiều loại tân dược giả được sản xuất với kỹ thuật tinh vi giống thuốc thật từ mẫu đến vỏ hộp, tem chống giả... Một loại thuốc thông dụng như viên nang Ampicilin 500mg cũng bị làm giả. Trong khi thói quen mua bán thuốc không có hóa đơn, chứng từ của người dân đang vô tình tạo điều kiện cho thuốc giả hoành hành.
 
"Hàng giả đã thẩm lậu vào thị trường nội địa qua các khu kinh tế cửa khẩu, cửa hàng miễn thuế, kho ngoại quan hoặc các khu tạm nhập, tái xuất" - Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan Nguyễn Phi Hùng cho biết: Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết: Tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng năm 2012 tăng khoảng 0,2% so với năm 2011, chiếm 3,09% số mẫu được kiểm tra. Tương tự, thuốc giả được phát hiện chiếm 0,1%, cũng tăng so với 2011. 
 
"Hiện tại sự gia tăng các sản phẩm thuốc chữa bệnh giả, thiết bị y tế giả rất cao, riêng khu vực tiểu vùng sông Mekong đã chiếm 1/3 toàn thế giới” - bà Socorro Escalante, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới về phòng chống thuốc giả tại VN cho biết tại Hội thảo đặc biệt về đấu tranh phòng chống tội phạm hàng giả có hại cho sức khỏe, do Tổng cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ tổ chức hôm 30-5 tại Hà Nội, có sự hỗ trợ của ĐSQ Pháp tại VN. 
 
Cơ chế nào liên ngành?
 
Tân dược giả tiếp tục nhập vào VN bằng nhiều con đường, thủ đoạn rất tinh vi, như trà trộn hàng thật với hàng giả để chuyển vào trong nước. Trong khi đó tại Hà Nội, nhiều thuốc giả "made in China” cũng bày bán tràn lan trong hiệu thuốc. Thuốc viên Artesunate (chữa bệnh sốt rét) in chữ Trung Quốc trên nhãn mác đã lưu hành tại Việt Nam dù chưa được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu. 
 
Tiến hành kiểm tra các cửa hàng kinh doanh tân dược lớn tại quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa cách đây chưa lâu, lực lượng Chống buôn lậu và buôn bán hàng cấm CATP Hà Nội cùng đội QLTT số 3 Chi cục QLTT Hà Nội đã phát hiện, thu giữ hàng trăm hộp thuốc tân dược giả. Đáng chú ý khi có cả thuốc thật bán cùng thuốc nghi bị làm giả. Cơ quan chức năng nghi ngờ sự tiếp tay của các cửa hiệu tân dược đối với số thuốc nghi vấn trên. 
 
Những cuộc kiểm tra đột xuất tại các đại lý, các hiệu thuốc là cần thiết và các cơ sở bán thuốc chịu trách nhiệm hoàn toàn khi không kiểm tra kỹ các loại thuốc trước khi nhập về. Song theo bà Socorro phân tích: Để xảy ra tình trạng phức tạp này là do lỗ hổng pháp luật của các nước trong khu vực, "Cần tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chống lại loại tội phạm này và cần có khung pháp lý chung cho việc nhập khẩu các loại thuốc tân dược ngay tại cửa khẩu”.
 
Lâu nay mô hình giám sát quản lý hàng giả của ta là mô hình phân tán. Thiếu cơ quan có chức năng kết nối thông tin từ các tổ chức giám sát chuyên ngành, thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu, tổng hợp, xử lý cung cấp thông tin về thị trường hàng giả hàng nhái nói chung. Việc thiết kế hệ thống kết nối này cần tính đến quan hệ tương tác, đảm bảo cảnh báo mức độ an toàn, nguy cơ rủi ro với sức khỏe người dân và đề xuất giải pháp xử lý kịp thời, bảo vệ người tiêu dùng hiệu quả.

 

    Theo Báo Đại đoàn kết

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ