A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hàng loạt vụ trẻ chết đuối thương tâm: Cần sự chung tay của cả xã hội

05:00 | 29/05/2013

Thời gian vừa qua, cả nước xảy ra nhiều vụ chết đuối thương tâm, nạn nhân chủ yếu là trẻ em và học sinh.

Mới đây, vụ việc 4 học sinh lớp 6 chết đuối tại hồ nước thuộc công trình thủy điện Sêrêpốk 4 (Buôn Đôn - Đắc Lắc), tiếp đến vụ hai nữ sinh chết đuối ở Nghệ An gây rúng động trong dư luận.

Việc lo ngại trẻ chết đuối tăng cao trong mùa hè đang gây nhiều lo lắng cho gia đình, nhà trường và xã hội. PV đã có cuộc trao đổi cùng bà Ninh Thị Hồng - ủy viên Thường vụ hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam xoay quanh vấn đề này

PV: Thưa bà, liên tiếp những vụ trẻ em chết đuối thương tâm xảy ra, mặc dù gia đình, nhà trường đã cố gắng nhưng dường như những gì chúng ta làm là chưa đủ để bảo vệ trẻ. Phải chăng chúng ta đang bất lực trước tình trạng này?

Bà Ninh Thị Hồng: Tình trạng trẻ em bị đuối nước dẫn đến tử vong là vấn đề rất nhức nhối đối với xã hội . Tuy đã được được sự quan tâm rất nhiều của các cơ quan nhà nước, các chương trình phòng chống đuối nước của các tổ chức xã hội, nhưng số lượng các vụ trẻ em tử vong do đuối nước vẫn tiếp tục diễn ra và có chiều hướng tăng lên khi mùa hè đến.

Khi nhìn nhận về vấn đề này, cần chú ý đến 2 khía cạnh. Thứ nhất là môi trường trẻ em sinh sống: Các vụ trẻ em bị đuối nước thường diễn ra ở các vùng nông thôn, nơi có nhiều ao, hồ, sông, suối… Trẻ em luôn phải sống trong môi trường có nhiều nguy cơ như khi đi học phải đi qua sông, suối, trên nhưng phương tiện không đảm bảo an toàn, có khi là lội bộ và nhất là khi mùa hè đến thời tiết oi bức các em thường rủ nhau đi tắm mát.

Thứ hai: Trẻ em không biết bơi và sự giáo dục con của cha mẹ, cung cấp kĩ năng của nhà trường. Phần lớn những vụ trẻ em đuối nước xảy ra với trẻ không biết bơi hoặc thiếu kĩ năng cứu người khi bị đuối nước. Sự việc thường xảy ra bất ngờ và nhanh cho nên việc nhận được sự trợ giúp của người lớn là khó nếu những trẻ chứng kiến không kêu cứu. Trách nhiệm của cha mẹ phải được đặt lên hàng đầu với việc trẻ không biết bơi.Việc hướng dẫn con em mình tập bơi và thường xuyên nhắc nhở con về sự nguy hiểm của tắm sông, ao, hồ…cần được quan tâm thích đáng. Nhà trường cần thường xuyên nhắc nhở, cung cấp các kĩ năng phòng tránh và cứu giúp người khi bị đuối nước.
Không thể nói chúng ta bất lực với vấn nạn trẻ em đuối nước, nhưng đây là vấn đề khó, cần có sự chung tay của cả xã hội.

 

Bà Ninh Thị Hồng cho rằng, để giảm nạn trẻ chết đuối cần sự chung tay của cả xã hội, đặc biệt là gia đình và nhà trường

 

PV: Thực tế thì số trẻ em chết vì đuối nước vẫn đang tăng lên, năm sau cao hơn năm trước thể nhưng tại sao Bộ Giáo dục vẫn bắt các cháu học khiêu vũ quốc tế với bóng chuyền, điền kinh... thay vì học bơi? 

Bà Ninh Thị Hồng: Hiện nay rất ít trường học tổ chức dạy bơi cho học sinh như một môn học. Có chăng chỉ là các lớp học với ý nghĩa bổ sung, tự nguyện hay năng khiếu. Điều này có nguyên nhân như việc đầu tư cho môn học này cần rất nhiều kinh phí, khó khăn về mặt bằng để xây dựng. Tuy nhiên khó không có nghĩa là không thể, một số dự án dạy bơi cho trẻ em sống tại các vùng có địa hình, nguy cơ cao xảy ra đuối nước, các lớp học cho trẻ em trên các bể bơi thông minh đặt trên cạn vẫn được tổ chức và phát huy hiệu quả.
Có thể nói nhà trường cần chú trọng hơn nữa về việc dạy bơi và cung cấp kĩ năng tự bảo vệ cho học sinh khi đối mặt với nguy cơ đuối nước.

PV: Theo bà đâu là nguyên nhân dẫn đến việc học bơi đối với trẻ vẫn chưa được chú trọng, phải chăng do sự khó khăn về kinh phí?

Bà Ninh Thị Hồng: Kinh phí không phải là vấn đề lớn nhất cản trở việc học bơi của trẻ em. Với trẻ em nông thôn, học bơi không mất tiền mà chỉ cần sự quan tâm, giành thời gian của cha mẹ những người thân trong gia đình dạy trẻ trong điều kiện an toàn. Sự thiếu quan tâm hay chưa thật sự coi trọng việc dạy bơi cho trẻ của cha mẹ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trẻ em không biết bơi. Từ việc không thực sự quan tâm và dạy trẻ bơi, các em thường tự dạy cho nhau nhưng lại trong môi trường nước không thực sự an toàn lại là một nguyên nhân dẫn đến trẻ em bị đuối nước. Có một nguyên nhân nữa cần lưu tâm đó chính là trẻ thường rất sợ nước, sợ tập bơi trong những lần đầu vì thế bố mẹ trẻ cần động viên, kiên trì và tìm thầy dạy bơi cho trẻ có kinh nghiệm.
Đôi khi chúng ta chủ quan và không quan tâm đến việc dạy bơi cho trẻ vì nơi chúng ta sinh sống không có nhiều ao, hồ,…nguy cơ trẻ bị đuối nước không lớn. Tuy nhiên những tai họa bất ngờ ập đến khi các em cung bàn bè đi chơi, du lịch, đi về quê v.v

PV: Chưa thể tổ chức việc học bơi đại trà, vậy việc dạy cho trẻ các kỹ năng sống như thế nào khi xảy ra sự cố đuối nước. Xin bà chia sẻ thêm về điều này?

Bà Ninh Thị Hồng: Một số kĩ năng đơn giản mà gia đình và nhà trường phải thường xuyên nhắc nhở trẻ em đó là: Tránh nguy cơ: Không rủ nhau đi tắm, đi chơi tại những nơi ao hồ sông suối, những nơi có biển báo nguy hiểm; Không trực tiếp cứu người đuối nước khi không biết bơi mà phải kêu cứu thật to, chạy đi tìm người giúp đỡ. Trong điều kiện an toàn có thể dùng gậy dài để người dưới nước bám vào; Dùng phao cứu sinh nếu có; Kĩ năng hô hấp nhân tạo cho người bị đuối nước. Trong những tai nạn thương tích trẻ em thì nước là nguy cơ nguy hiểm hàng đầu, nếu gia đình ý thức được vấn đề này và thường xuyên nhắc nhở trẻ thì tình trạng trẻ em đuối nước sẽ giảm.

Trân trọng cảm ơn bà!

    Theo Giadinhvn.vn

    BÌNH LUẬN

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ