A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Khi doanh nghiệp đồng hành cùng nông dân trồng mía

13:34 | 01/10/2016

Những năm qua, bằng hình thức hợp đồng liên kết với nông dân, một số doanh nghiệp (DN) mía đường đã triển khai hiệu quả việc phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn huyện Ea Kar và M’Đrắk.

 Không chỉ hỗ trợ nông dân sản xuất phát triển kinh tế, mà các DN còn đóng góp cho địa phương hàng trăm triệu đồng mỗi năm để xây dựng công trình phúc lợi xã hội.

Niềm vui trên cánh đồng liên kết

Trước đây, gia đình ông Nguyễn Thành Tuấn ở thôn 4, xã Ea Sô (huyện Ea Kar) phải vất vả lắm mới trồng được 3 ha mía, song do giá cả đầu ra bấp bênh, cộng thêm những yếu tố bất lợi từ thời tiết nên kinh tế gia đình càng thêm khó khăn, tưởng chừng phải “đoạn tuyệt” với loại cây này. Năm 2008, gia đình ông ký hợp đồng liên kết trồng mía nguyên liệu với Công ty Cổ phần Mía đường 333 (thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar). Theo đó, ông được Công ty hỗ trợ cho vay vốn sản xuất 15 triệu đồng/ha mía lưu gốc và 60 triệu đồng khi ông trồng mới 2 ha mía với lãi suất ngân hàng.

Người dân xã Krông Jing, huyện M'Đrắk thu hoạch mía liên kết với nhà máy mía đường.  Ảnh: Minh Thông

Người dân xã Krông Jing, huyện M'Đrắk thu hoạch mía liên kết với nhà máy mía đường. Ảnh: Minh Thông

Chỉ một năm sau, 5 ha mía nhà ông đã cho thu hoạch bình quân 80 tấn/ha. Giá mía thời điểm đó Công ty mua tận ruộng là 1.000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất, ông thu lãi khoảng 200 triệu đồng. Với số tiền lãi, hằng năm ông Tuấn đều mua thêm đất trồng mía, hiện ông đã có 12 ha mía trồng liên kết với Công ty, thu nhập bình quân hằng năm 500 triệu đồng.

Cũng như gia định ông Tuấn, năm 2011, hộ ông Y Til Byă ở buôn M’Suốt, xã Krông Jing (huyện M’Đrắk) đã ký hợp đồng liên kết sản xuất 2 ha mía với Công ty Cổ phần Mía đường Tuy Hòa (xã Hòa Phú, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên). Ông Y Til cho biết, việc liên kết trồng mía nguyên liệu không chỉ được hỗ trợ vốn sản xuất mà gia đình ông còn thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật do DN mía đường tổ chức hằng năm trên địa bàn. Qua đó, DN còn giới thiệu các giống mía có năng suất, trữ lượng đường cao, khả năng chống chịu hạn tốt để bà con ứng dụng như giống YT 006, TQ1, VĐ 00236.... Niên vụ vừa qua, năng suất mía của gia đình ông đạt 85 tấn/ha, với giá bán 850 đồng/kg, gia đình ông đã thu lãi gần 100 triệu đồng/2 ha.

Đồng hành cùng địa phương

Huyện Ea Kar và M’Đrắk là vựa mía lớn nhất tỉnh với tổng diện tích khoảng 12.600 ha (trong đó, huyện Ea Kar có khoảng 5.600 ha). Theo thống kê của các đơn vị chức năng huyện thì có khoảng trên 80% diện tích mía ở đây đều được người dân trồng liên kết với DN. Hiện có 4 DN mía đường đang ký hợp đồng phát triển vùng nguyên liệu trên địa bàn 2 huyện Ea Kar và M’Đrắk là: Công ty Cổ phần mía đường 333, Công ty Cổ phần Mía đường Tuy Hòa, Công ty Cổ phần Mía đường Đắk Lắk và Công ty Cổ phần Mía đường Đắk Nông.

Từ nhiều năm nay, mía đã được các DN trong và ngoài tỉnh ký hợp đồng trực tiếp với người nông dân tạo nên vùng nguyên liệu phong phú, ổn định. Cây mía đã trở thành cây kinh tế mũi nhọn của địa phương, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo vươn lên làm giàu.

Ông Nguyễn Trí Hải, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện M’Đrắk.

Ông Lê Tuân, Trưởng phòng Nguyên liệu Công ty Cổ phần Mía đường 333 cho hay, hiện nay tổng diện tích vùng nguyên liệu mía của đơn vị là 3.500 ha, liên kết với khoảng 1.500 hộ dân tại địa bàn huyện Ea Kar và M’Đrắk. Hằng năm, Công ty đã có khá nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ người trồng mía vùng nguyên liệu, ngoài việc hỗ trợ cho vay vốn sản xuất 30 triệu đồng/ha trồng mới, 15 triệu đồng/ha lưu gốc, Công ty còn hỗ trợ không hoàn lại cho những hộ dân có hợp đồng 3 năm là 2,5 triệu đồng/năm/ha. Thời điểm mùa khô vừa qua, nhiều diện tích mía bị khô hạn, DN cũng hỗ trợ chi phí bơm tưới bà con 1,5 triệu đồng/hộ…

Người dân xã Krông Jing, huyện M'Đrắk thu hoạch  mía liên kết với nhà máy mía đường Ninh Hòa.                                                                                                 				Ảnh: Minh Thông

Người dân xã Krông Jing, huyện M'Đrắk thu hoạch mía liên kết với nhà máy mía đường Ninh Hòa. Ảnh: Minh Thông

Ông Tuân cũng chia sẻ: Để đem lại lợi ích thiết thực nhất cho người nông dân, thời gian tới, Công ty sẽ triển khai xây dựng các trạm phân phối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại trung tâm các xã vùng nguyên liệu để bà con thuận lợi đến mua, không phải đến tận Công ty như trước đây. Ngoài ra, tại các trạm còn có dịch vụ chở phân bón miễn phí đến tận ruộng mía cho bà con khi có nhu cầu.

Theo ông Hồ Tấn Cư, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Ea Kar, cùng với việc hỗ trợ nông dân sản xuất, những năm qua, các DN mía đường luôn chú trọng nghiên cứu, sưu tầm, khảo nghiệm để tìm ra những giống mía phù hợp với vùng nguyên liệu. Đến nay, hầu hết các hộ liên kết sản xuất vùng nguyên liệu đều đã áp dụng thay thế giống mía mới thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại khu vực và cho năng suất cao hơn giống mía truyền thống. Công tác thu mua mía được thực hiện đúng thời vụ và thu mua hết lượng mía trên đồng. 

Lê Thành

 

 

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ