A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Gỡ vướng công tác giải phóng mặt bằng Tiểu dự án Buôn Ma Thuột

13:52 | 03/10/2016

Chủ đầu tư cùng các cấp ngành hữu quan của tỉnh Đắk Lắk đang nỗ lực tìm phương án tối ưu tháo gỡ vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) cho Tiểu dự án Buôn Ma Thuột để phục vụ việc triển khai Dự án phát triển các thành phố loại 2 của tỉn

Dự án phát triển các thành phố loại 2 được triển khai tại 3 tỉnh: Đắk Lắk,  Quảng Nam và Hà Tĩnh, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Phát triển châu Á, mục tiêu tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và xử lý môi trường nhằm thúc đẩy các thành phố: Buôn Ma Thuột, Tam Kỳ và Hà Tĩnh phát triển. Tại Đắk Lắk, Tiểu dự án Buôn Ma Thuột được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1085/QĐ-UBND ngày 5-6-2013, phê duyệt điều chỉnh bổ sung tại Quyết đinh số 1835/QĐ-UBND ngày 8-8-2014. Theo đó, Tiểu dự án do UBND TP. Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư, với tổng mức vốn trên 862 tỷ đồng, riêng vốn vay ADB hơn 658,5 tỷ đồng, được chia thành 3 hợp phần gồm BMT1 hạng mục quản lý môi trường, chất thải rắn và xây dựng bãi chôn lấp; BMT2, BMT3 xây dựng tuyến đường chiến lược Trần Quý Cáp – Mai Thị Lựu, tổng chiều dài 6,5 km nối liền Quốc lộ 26 và đường Hồ Chí Minh, đây là tuyến đường vành đai phía Đông Nam TP. Buôn Ma Thuột.

Thi công đường Trần Quý Cáp.

Thi công đường Trần Quý Cáp.

Đến nay, hợp phần BMT1 xây dựng bãi chôn lấp tại xã Hòa Phú, TP. Buôn Ma Thuột, diện tích 200 ha, trong đó, giai đoạn 1 đầu tư 45 ha, với 75 hộ bị ảnh hưởng trong quá trình triển khai dự án, tổng số tiền GPMB đã được chi trả 64 tỷ đồng. Hợp phần BMT2 xây dựng đường Trần Quý Cáp, chiều dài tuyến 3,9 km qua phường Tân Lập và Tự An, có 283 hộ và 2 tổ chức bị ảnh hưởng; dự kiến kinh phí GPMB gần 94 tỷ đồng, trong năm 2015, chủ đầu tư đã phê duyệt phương án bồi thường hơn 24 tỷ đồng. Hiện nay, Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Buôn Ma Thuột đã bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công được 1,6 km. Theo quyết định được phê duyệt trước đó, trong giai đoạn 1, chỉ giới xây dựng tuyến đường này là 24 mét, trong đó, mặt đường rộng 14 mét, giải phân cách giữa 4 mét, vỉa hè mỗi bên rộng 3 mét do Liên danh Công ty TNHH An Nguyên và Công ty Cổ phần Đông Hưng Gia Lai thi công. Do đây là trục đường huyết mạch của thành phố, về lâu dài mật độ giao thông trên tuyến ngày càng lớn… nên chủ đầu tư đã đề xuất với tỉnh cho phép điều chỉnh mặt cắt ngang của công trình, theo đó, điều chỉnh mặt đường rộng 16 mét, giải phân cách giữa rộng 2 mét, vỉa hè mỗi bên rộng 3 mét.

 Đối với hợp phần BMT3 xây dựng đường Mai Thị Lựu, chiều dài toàn tuyến gần 2,6 km, có 285 hộ bị ảnh hưởng, trong đó, có 20 hộ thuộc diện bị giải tỏa, phải tái định cư. Năm 2014, tổng kinh phí bồi thường GPMB của công trình dự kiến 134 tỷ đồng, được xây dựng theo quy mô chỉ giới 24 mét (mặt đường rộng 14 mét, vỉa hè mỗi bên 5 mét). Tuy nhiên, do kinh phí bồi thường quá lớn nên chủ đầu tư đã đề xuất giảm quy mô dự án từ 24 mét xuống 14 mét, chi phí GPMB giảm còn 60 tỷ đồng. Hiện nay, Chi nhánh đang kiểm đếm chi tiết, lập phương án bồi thường, dự kiến thẩm định trong quý IV năm nay.

Ông Lê Đức Hải, Giám đốc Chi nhánh Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Buôn Ma Thuột cho biết, hiện nay hợp phần BMT1 đã hoàn thành bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư vào cuối năm 2015. Đối với 2 hợp phần còn lại, nhờ điều chỉnh giảm quy mô đường Mai Thị Lựu nên chi phí GPMB đã giảm hơn một nửa so với dự kiến ban đầu. Hiện nay, kinh phí còn thiếu để GPMB đối với 2 hợp phần 2 và 3 khoảng 133,5 tỷ đồng. Nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho công tác GPMB, để dự án có thể khởi công vào cuối năm 2016, chậm nhất đầu năm 2017, mới đây, chủ đầu tư đã đề xuất với tỉnh xem xét được ứng vốn từ Quỹ Phát triển đất tỉnh để thực hiện GPMB cho 2 hợp phần nói trên. Ông Hải nhấn mạnh, khi dự án hoàn thành sẽ góp phần khai thác hiệu quả các công trình kinh tế-xã hội của tỉnh nằm trên tuyến như Khu liên hợp thể thao vùng Tây Nguyên, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên…           

Ngày 24-5-2013, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số 741/TTg-QHQT phê duyệt danh mục Dự án phát triển các thành phố loại 2 tại Quảng Nam, Hà Tĩnh và Đắk Lắk, vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á, trị giá 121,71 triệu USD (trong đó vay vốn ADB 95 triệu USD). Thời gian thực hiện dự án là 5 năm do UBND các tỉnh nói trên là cơ quan chủ quản.


Hoàng Tuyết

 

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ