A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Đường hóa học - trước cấm, giờ không

14:53 | 26/01/2015

Đường hóa học tạo ra vị ngọt gấp hàng chục, hàng trăm lần đường kính. Dù không bị cấm sử dụng, vẫn cần dùng đúng liều lượng quy định mới không gây hại cho sức khỏe.

 
Đường hóa học tạo vị ngọt gấp hàng chục, hàng trăm lần đường kính
(Ảnh minh họa)
 
 
Đường hoá học có độc hại không? Câu hỏi này đặt ra trên website của Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế hơn 10 ngày trước ở mục "hỏi đáp”.  Và câu trả lời ở đây có chút nhầm lẫn khi cho biết, chất tạo ngọt Cyclamat chưa được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm ở Việt Nam. Điều này có thể hiểu đây là chất độc hại nên mới bị cấm sử dụng?
 
Thực ra Thông tư số 27/2012/TT-BYT Bộ Y tế đã ban hành ngày 30-11-2012 về việc hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm, có hiệu lực từ ngày 1-2-2013, đã thay thế cho Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT, cho biết chất tạo ngọt Cyclamat là phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm. Điều này căn cứ theo Tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn hóa thực phẩm Quốc tế (Codex). Và Cục An toàn thực phẩm đã vừa kịp thời đính chính, xin cáo lỗi về điều nhầm lẫn này trên website của Cục.
 
Lý do nhầm lẫn, theo Cục cho biết, là câu hỏi và câu trả lời được trích đăng trong cuốn Hỏi đáp về an toàn vệ sinh thực phẩm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng của NXB Y học năm 2010. Thời điểm này Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT của Bộ Y tế về danh mục các chất phụ gia được sử dụng trong thực phẩm thì chất tạo ngọt Cyclamat chưa được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm ở VN. Nay Thông tư số 27 đã cho phép sử dụng.
 
Vậy đường hóa học là gì, độ độc hại thế nào mà sao chất tạo ngọt Cyclamat lại được phép sử dụng? Theo các chuyên gia, đường hóa học hay chất thay thế đường (sugar substitute) được xem như là một hóa chất có vị ngọt giống như đường có trong mía, củ cải…, sử dụng như một phụ gia trong sản xuất đồ ăn uống. Cyclamat là một trong nhiều loại đường hoá học. Ngoài ra còn có saccarin, aspartam, acesunfam-K, sucralose... cũng là đường hóa học, vị ngọt gấp hàng trăm lần đường kính. Do có vị ngọt đậm, nên chỉ cần dùng một lượng nhỏ. Chúng không cung cấp năng lượng nên được dùng phổ biến trong các loại thực phẩm không cung cấp dinh dưỡng hoặc có calo thấp. như kẹo cao su, thức ăn giảm cân. 
 
Hiện nay tuy chất tạo ngọt cyclamate được Bộ Y tế ta cho phép sử dụng trong chế biến thực phẩm, nhưng với giới hạn tối đa và có qui định rõ ràng. Các chất tạo ngọt được phép sử dụng cần được quản lý và hướng dẫn dùng, trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, vì nếu dùng quá liều có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Khi vào cơ thể quá liều, các chất tạo ngọt nhân tạo không sinh năng lượng, không mang lại giá trị dinh dưỡng nào mà còn có thể tích luỹ gây độc cho gan, thận..., là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Ngay cả ăn nhiều đường tự nhiên như đường mía, đường thốt nốt cũng không tốt cho sức khoẻ, huống gì đường hoá học. 
 
Châu An

    nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ