Khởi nghiệp từ sản phẩm gắn bó với nông dân
16:01 | 14/10/2024
Nghiên cứu thành công chế phẩm sinh học góp phần giải quyết việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật đã khó, thương mại hóa nó ra thị trường còn khó gấp vạn lần
Kỹ sư Hồ Phúc Nguyên, người sáng lập kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ quốc tế Tipto Mã Lai (TP HCM, thương hiệu Bacte), đã có gần 30 năm trong ngành thuốc bảo vệ thực vật, 14 năm nghiên cứu ứng dụng vi sinh cùng cộng sự. Trong chương trình "Shark Tank Việt Nam" mùa 7 mới đây, ông đã gọi vốn thành công từ cả 5 "cá mập" với số tiền 10 tỉ đồng cho 20% cổ phần.
Phòng trừ sâu bệnh cây trồng từ vỏ quế
Sau "cơn bão chốt deal" trên "Shark Tank Việt Nam", chúng tôi tìm gặp kỹ sư Hồ Phúc Nguyên tại Công ty Tipto Mã Lai. Ông khoe đã hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm 2024 nhờ lượng đơn hàng đổ về dồn dập. Các "shark" đã đến tham quan nhà máy của công ty và đang xúc tiến quá trình thẩm định (DD) trước khi ký hợp đồng rót vốn chính thức.
Bacte là các chế phẩm sinh học phòng trừ bệnh cây trồng, được thương mại hóa từ nghiên cứu khoa học cấp nhà nước "Cải tiến công nghệ tách chiết một số chất có hoạt tính từ vỏ cây quế (Cinnamomum cassia), xác định chất mang và tạo chế phẩm sinh học phòng trừ hiệu quả tuyến trùng và nấm bệnh chính gây hại rễ cây cà phê, hồ tiêu tại Tây Nguyên" mà kỹ sư Nguyên là thành viên, được nghiệm thu vào cuối năm 2020. Nghiên cứu này được chuyển giao bản quyền cho Bacte tiếp tục cải tiến qua các năm và đã đăng ký bằng sáng chế.
Kỹ sư Hồ Phúc Nguyên tại một nhà vườn sầu riêng ở Tây Nguyên, nơi đang sử dụng sản phẩm Bacte. Ảnh: AN NA
Ngoài thành phần chính là cao chiết xuất từ vỏ quế, Bacte có thêm thành phần chitosan chiết xuất từ vỏ tôm, rượu công nghiệp, dấm, nước; góp phần giảm tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật gây nguy cơ tồn dư hóa chất trên sản phẩm. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh thành phần chiết xuất từ tự nhiên này phòng trừ được cả sâu và bệnh cho cây trồng. Chế phẩm có hiệu lực nhanh và mạnh, diệt 98% tuyến trùng sau 90 phút sử dụng và 82%-87% nấm bệnh rễ đất sau 3 giờ.
Đáng chú ý, sản phẩm Bacte rẻ hơn thuốc bảo vệ thực vật thông thường đến 30%-40%. Hiện chế phẩm sinh học Bacte có 24 mã sản phẩm, chia làm 6 nhóm chính sử dụng để phòng trị nhiều bệnh phổ biến cho các đối tượng cây trồng như: sầu riêng, cà phê, hồ tiêu, bưởi, cam, khoai lang, ớt, xoài…
Ông Nguyên cùng các cộng sự tự nhận xét sản phẩm của mình "không có điểm yếu" nhưng thị trường vẫn chưa bùng nổ. "Mất 12 năm để nghiên cứu ra sản phẩm tốt nhưng nông dân còn ít biết đến. Đây cũng là lỗi của chúng tôi. Ngoài ra, nông dân trước giờ làm theo kinh nghiệm nên rất bảo thủ trong việc tiếp cận sản phẩm mới. Vì vậy, chúng tôi cần thêm các hoạt động để lan tỏa thông tin đến cộng đồng" - ông Nguyên nhìn nhận.
Khả năng bùng nổ doanh số
Theo nhà sáng lập Bacte, sau 8 năm nghiên cứu với tổng số tiền hơn 11,33 tỉ đồng (ngân sách hỗ trợ 40%), ông và các cộng sự rất hồ hởi khi công trình thành công và được nghiệm thu đề tài.
Quá trình nghiên cứu quá dài, có lúc tưởng chừng gián đoạn. Đó là năm 2018, khi kỹ sư Hồ Phúc Nguyên bị phá sản (ông có một số hoạt động kinh doanh bên cạnh đam mê nghiên cứu), phải bán 4 căn nhà để trả nợ. Ông phải đàm phán xin giãn nợ, để dành kinh phí tiếp tục nghiên cứu.
Khi đề tài nghiên cứu thành công, công ty tiếp tục phải chi thêm 6 tỉ đồng để tìm hiểu quy trình sản xuất công nghiệp từ quy mô phòng thí nghiệm. Có đối tác đến đàm phán mua lại sáng chế với một số tiền trả trước và trả thêm 2% doanh số hằng năm song ông Nguyên quyết định giữ lại để thương mại hóa. Thế nhưng, sản phẩm dù có công dụng tốt nhưng "thua toàn tập" trên thị trường với 2 lý do: mắc tiền và cồng kềnh.
Ông Nguyên nhớ lại: "Lần thất bại này với tôi còn tồi tệ hơn cả việc phá sản. Nó như gáo nước lạnh dội thẳng lên bao nhiêu cố gắng, nỗ lực và tiền bạc mà chúng tôi đã bỏ ra".
Sau đó, ông Nguyên "tỉnh" lại và tiếp tục nghiên cứu, đổi mới công nghệ để cô đặc sản phẩm, khắc phục được điểm yếu cồng kềnh. Ông cũng quyết định chưa tính chi phí nghiên cứu vào sản phẩm để giá thành thấp, nông dân dễ tiếp cận.
"Bây giờ, sản lượng của chúng tôi còn thấp mà hạch toán cả chi phí nghiên cứu vào thì sản phẩm sẽ rất đắt. Khi sản lượng nhiều hơn, chúng tôi sẽ đưa dần chi phí vào để giá sản phẩm vẫn ở mức cạnh tranh" - ông Nguyên khẳng định.
Đến nay, Công ty Tipto Mã Lai đã phát triển được nhiều kênh bán hàng, như: kênh truyền thống qua các đại lý, kênh online qua các sàn thương mại điện tử. Công ty còn dùng website riêng (bacte.vn) và mini Zalo để tiếp cận trực tiếp với nông dân.
Với những tín hiệu lạc quan hiện tại, nhà sáng lập Bacte kỳ vọng doanh thu năm 2025 sẽ đạt 25 tỉ đồng và tăng gấp 10 vào năm 2029, tức 250 tỉ đồng, lợi nhuận hơn 95 tỉ đồng. Ngoài thị trường trong nước, Bacte còn có khả năng bùng nổ doanh số từ xuất khẩu, bởi đây là sản phẩm theo xu thế của thế giới và Việt Nam có lợi thế về nguyên liệu, khả năng cạnh tranh tốt.
"Khám bệnh" từ xa
Là người gắn bó với nông dân, kỹ sư Hồ Phúc Nguyên nhiều lần thăm vườn cây ở các tỉnh, thành và "khám bệnh" từ xa. Có lần, nông dân điện thoại video hỏi ông về vườn cây mắc bệnh cháy lá. Họ quay cận cảnh và cho biết đã xử lý nhiều cách nhưng không khỏi. "Tôi đề nghị nông dân quay toàn cảnh thì phát hiện vườn bên cạnh vừa phun thuốc diệt cỏ nên bị ảnh hưởng. Khi biết nguyên nhân thì không cần chữa nữa vì không chữa được" - ông nhớ lại.
Ông Nguyên còn lập kênh TikTok dr.farming (Doctor Farming) với hơn 16.000 tài khoản theo dõi, chia sẻ các kiến thức về nông nghiệp cho nông dân. Ông có nhiều clip đạt lượt xem cao, từ chục ngàn đến gần nửa triệu.
NGỌC ÁNH
Bài viết gốc: https://nld.com.vn/khoi-nghiep-tu-san-pham-gan-bo-voi-nong-dan-196241013201553188.htm
Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)
CÁC TIN KHÁC
- Đắk Nông rà soát, hỗ trợ người lao động chưa có việc làm tham gia thu hoạch cà phê (24/10/2024)
- Cần có giải pháp phát triển thị trường tín chỉ carbon bền vững (23/10/2024)
- Mở lối cho nông nghiệp công nghệ cao (23/10/2024)
- Đắk Nông tập trung nâng cao chuỗi giá trị nông sản (15/10/2024)
- Nông nghiệp số: Vẫn còn nhiều thách thức (15/10/2024)
- Những nông dân thời 4.0 (14/10/2024)
- Huyện Lắk: Ủ thành công 20 tấn phân hữu cơ sinh học từ phế phẩm nông nghiệp (14/10/2024)
- Cùng nông dân liên kết sản xuất (11/10/2024)
- Công nghệ chỉnh sửa gen, xu hướng của nông nghiệp toàn cầu (09/10/2024)
- Phát triển chăn nuôi bền vững: Phòng, chống dịch bệnh vẫn còn là “nút thắt” (07/10/2024)
- Một số giống sầu riêng có giá trị xuất khẩu cao (03/10/2024)
Đắk Lắk có 2 thí sinh tham gia vòng Chung kết Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ VI
Sau vòng Chung kết cấp tỉnh Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên”, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn đã lựa chọn 2 thí sinh xuất sắc đại diện cho tỉnh Đắk Lắk...
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nhiều nội dung, hoạt động hấp dẫn
- Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Chia sẻ lợi ích nhiều nhất cho người trồng cà phê
- Dư vị... cà phê miễn phí
Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?
Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.
- Người nông dân tự chế thuốc thảo dược diệt ruồi vàng hiệu quả
- Máy cuộn rơm, lợi ích kép
- Độc đáo máy đổi “rác” bảo vệ môi trường
- Những phát minh ra đời đầu năm 2019
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Nối lại đường bay Buôn Ma Thuột – Đà Nẵng: Mở ra nhiều cơ hội
- Kiến tạo không gian mở cho đô thị Buôn Ma Thuột
- Triển khai hiệu quả công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột
- Ðịnh hình đô thị xanh cho Buôn Ma Thuột
- Đắk Nông hỗ trợ nông dân thu hoạch cà phê hiệu quả
- Dự án khu đô thị chặn mương thoát nước, hàng chục hộ dân khốn khổ vì ngập
- Huyện Krông Bông: Nhiều cầu treo xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn
- Cần tư duy lại để khai thác giá trị nông nghiệp, nông thôn vùng Tây Nguyên
- Niên vụ cà phê 2024 - 2025: Đối mặt nhiều mối lo
- Giá cà phê lao dốc bất ngờ sau phiên tăng mạnh
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN