A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cần xử lý đúng cách khi bị gai tôm, cua đâm

08:21 | 08/03/2018

Bệnh nhân nữ 80 tuổi ở TP.HCM, bị gai tôm đâm vào ngón trỏ cách đây 2 tuần. Vết thương khi bị gai đâm rất nhỏ nên bệnh nhân không lưu tâm. Nhưng vài ngày sau đó, chỗ tay bị đâm bắt đầu sưng tấy, lan rộng dọc lên bàn tay, cẳng tay.

Tay bệnh nhân bị hoại tử vì bị gai tôm đâm. - Ảnh: BS cung cấp.

Khi đến khám tại Phòng khám Mỹ Quốc, TP.HCM, bệnh nhân được được chẩn đoán viêm mô tế bào nhiễm trùng ngón trỏ nặng. Phải uống kháng sinh, rạch thoát mủ ngón tay. Sau 2 tuần, xuất hiện hoại tử da ngón tay vùng quanh vết thương, nên bác sĩ đã xử trí mổ cắt lọc da hoại tử, uống kháng sinh và chờ ghép da.

Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh, trưởng khoa Vi phẫu tạo hình Phòng khám Mỹ Quốc khuyến cáo: “Mọi người nên cẩn trọng khi đánh bắt, cũng như khi chế biến tôm, cua. Tránh bị đâm vào ngón tay, nếu không xử trí đúng cách ngay từ đầu sẽ gây nguy cơ nhiễm trùng nặng và hoại tử ngón tay!

Trường hợp đã bị tôm, cua đâm cần chà rửa tay dưới vòi nước sạch với xà bông, vừa bóp nhẹ cho máu dơ thoát ra, sau đó sát trùng vết thương bằng các dung dịch sát trùng như oxy già, povidine... Dùng băng keo cá nhân băng vết thương để giữ sạch vết thương, thay băng mỗi ngày cho đến khi vết thương lành (thường 5-7 ngày). Nếu vết thương sau vài ngày có biểu hiện sưng, đỏ, đau nên đi khám để được uống kháng sinh, kháng viêm đúng, đủ liều giúp ngăn chặn nhiễm trùng”.

NGUYỄN THỦY

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ