Sau đó, các nhà nghiên cứu so sánh mức độ thể lực, các yếu tố nguy cơ tim mạch như huyết áp và độ cứng của mạch máu, tốc độ đi bộ và khoảng cách giữa hai nhóm.
Sau 8 tuần kể từ khi kết thúc 12 tuần thử nghiệm, họ được đánh giá một lần nữa để xem tác dụng của các kiểu tập luyện có được duy trì hay không.
Kết quả cho thấy mức độ thể lực tim mạch của nhóm tập luyện cường độ cao ngắt quãng được cải thiện gấp đôi so với nhóm tập luyện liên tục cường độ vừa phải.
Tác dụng cải thiện sức khỏe ở nhóm này cũng được duy trì sau 8 tuần ngưng chu kỳ tập luyện, trong khi nhóm còn lại không duy trì được.
Cả hai nhóm đều cải thiện được sức bền khi đi bộ.
Theo TS Moncion, các kết quả này nhấn mạnh kiểu tập luyện nào cũng tốt để hồi phục, nhưng người tập cường độ cao ngắt quãng hưởng lợi lớn hơn.
Phát hiện này cũng đánh đổ nỗi lo sợ phổ biến rằng tập thể dục với cường độ cao bất kể theo cách nào cũng bất lợi cho sức khỏe mong manh sau đột quỵ.
Theo Báo cáo Cập nhật số liệu thống kê về bệnh tim và đột quỵ năm 2024 của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, năm 2021, toàn thế giới có tới 7,44 triệu ca tử vong do đột quỵ. Nhiều người khác sống sót nhưng phải sống trong cảnh tàn tật, suy giảm chất lượng sống... do chậm hoặc không thể hồi phục.
BÌNH LUẬN