A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Cánh đồng mẫu lúa lớn: Cú hích cho ngành nông nghiệp Cư M’gar

14:22 | 29/10/2013

Với nhiều tiềm năng lợi thế sẵn có, huyện Cư M’gar đã và đang triển khai nhiều mô hình cánh đồng mẫu lúa nước, ngô, cà phê, bước đầu khẳng định hiệu quả tích cực.

Sắp tới địa phương sẽ mở rộng những cánh đồng mẫu này nhằm đạt được mục đích thắt chặt mối liên kết “4 nhà” (Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và doanh nghiệp) trong sản xuất, chuyển giao khoa học, kỹ thuật… và nâng cao thu nhập cho người nông dân, hướng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Lạc quan từ cánh đồng mẫu lúa nước

Từ đầu vụ hè thu 2013, Phòng NN-PTNT huyện Cư M’gar phối hợp với Công ty Bảo vệ thực vật An Giang triển khai mô hình cánh đồng mẫu lúa nước tại thôn 7, xã Cư M’gar, với sự tham gia của 47 hộ dân trên diện tích 10 ha, sản xuất giống lúa Nhị ưu 838. Theo đó, nông dân được hỗ trợ về giống, phân bón tập huấn chuyển giao kỹ thuật làm đất, sạ giống, bón phân và bảo vệ thực vật đúng quy trình. Gia đình chị Hồ Thị Thanh Hải có 3 sào ruộng tham gia tổ hợp tác trồng lúa theo mô hình cánh đồng mẫu, trước đây, chị và những người khác vẫn canh tác theo lối truyền thống nên năng suất chỉ đạt 6,7 tạ/sào. Vụ lúa vừa qua nhờ được cán bộ kỹ thuật tập huấn, hướng dẫn cách làm đất, ủ giống, phòng chống dịch bệnh nên lúa phát triển tốt, năng suất hơn 7 tạ/ha. Kết quả tại cuộc hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả mô hình này do ngành nông nghiệp địa phương tổ chức cho thấy, với việc sản xuất đúng quy trình khoa học, năng suất lúa trên cánh đồng mẫu đạt 7,5 tấn/ha, cao hơn rất nhiều so với bình quân chung toàn huyện (5,6 tấn/ha). Ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Cư M’gar cho biết: khi triển khai mô hình, bà con nông dân biết cách sản xuất một cách có quy củ, mặc dù sau khi gieo sạ và trước lúc gặt gặp mưa bão nhưng vẫn đạt 7 tạ/sào nên người dân rất phấn khởi và mong muốn cánh đồng mẫu được nhân rộng để nâng cao thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Tham quan cánh đồng mẫu lúa nước tại thôn 7, xã Ea M'Nang.
Tham quan cánh đồng mẫu lúa nước tại thôn 7, xã Ea M'Nang.

Ông Phạm Quang Mười, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Cư M’gar đánh giá, bên cạnh hiệu quả thấy rõ là việc cải thiện năng suất lúa, thành công khác của mô hình là thay đổi thói quen canh tác nhỏ lẻ, manh mún theo phương thức truyền thống sang sản xuất tập trung, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các quy trình canh tác. Tuy nhiên, trong việc triển khai mô hình này cũng có những khó khăn là người dân chưa quen với cánh đồng mẫu nên công tác tuyên truyền về mô hình và thực hiện các khâu trong sản xuất vẫn còn những bất cập. Mặt khác, phần lớn các hộ trong vùng dự án đều có diện tích nhỏ (chủ yếu từ 500 – 2000 m2) nên việc tự làm đất, gieo sạ, chăm sóc của các hộ cũng có những hạn chế. Từ thành công bước đầu, địa phương đang tìm kiếm đối tác phối hợp để tiếp tục triển khai mô hình trong vụ đông xuân 2013 – 2014 sắp tới. Ngoài ra, ngành nông nghiệp huyện cũng xúc tiến lựa chọn cánh đồng tại những địa phương có diện tích lúa nước lớn như xã Cư Suê, Ea M’Nang và thị trấn Ea Pôk… để mở rộng cánh đồng mẫu trong thời gian tới.

Nhân rộng cánh đồng mẫu

Huyện Cư M’gar có 62.103 ha đất nông nghiệp và có tiềm năng rất lớn về cà phê, ngô, lúa. Trong vụ hè thu vừa qua, cùng với mô hình cánh đồng mẫu lúa nước tại thôn 7, xã Cư M’gar, Phòng NN-PTNT huyện còn phối hợp với các đơn vị thực hiện cánh đồng mẫu ngô tại thôn Hiệp Thành – xã Quảng Hiệp, trên diện tích 30 ha, sản xuất giống ngô CP 501. Kết quả cho thấy, năng suất ngô tại đây đạt 8,5 tấn/ha (bình quân toàn huyện 6,5ha). Do diện tích này không chủ động được nước tưới trong vụ đông xuân sắp tới, huyện sẽ triển khai mô hình tại xã Ea M’Droh để người dân các địa phương quen với việc sản xuất tập trung theo đúng quy trình khoa học kỹ thuật; đồng thời lồng ghép mô hình này với chương trình phát triển cây ngô trên đất không chủ động về nước để nâng cao hiệu quả sản xuất trong vụ đông xuân.

Bên cạnh ngô, lúa nước, cà phê là cây trồng chủ lực của huyện Cư M’gar, với diện tích hơn 36.000 ha, tập trung chủ yếu các xã Cư Dliê M’Nông, Ea Tul, Ea Tar… Tuy nhiên, việc sản xuất cà phê có chứng nhận theo hướng bền vững trong thời gian qua vẫn còn hạn chế, khiến giá trị loại cây công nghiệp này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê, trong năm tới huyện sẽ thực hiện cánh đồng mẫu cà phê tại HTX nông nghiệp dịch vụ Công Bằng (xã Ea Kiết), với diện tích 100 ha và HTX nông nghiệp dịch vụ Quảng Tiến (xã Quảng Tiến), diện tích 50 ha. Theo đó, các hộ dân sẽ được “học” cách bón phân, tưới nước, cắt tỉa cành và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách nhằm nâng cao năng suất, sản lượng.

Có thể nói, hiệu quả của các mô hình cánh đồng mẫu là cú hích mạnh mẽ, qua đó góp phần thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp địa phương và nâng cao thu nhập cho người nông dân. Thời gian tới, huyện Cư M’gar sẽ tiếp tục mở rộng cánh đồng mẫu đến nhiều địa phương để giúp người nông dân hưởng thêm nhiều lợi ích từ ruộng đồng của mình. Cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Cư M’gar cho biết: hiện tại đã có những doanh nghiệp như Công ty phân bón Đầu Trâu, Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Cổ phần CP… sẵn sàng cam kết cho nông dân ứng trước giống và phân bón để sản xuất trên quy mô lớn. Tuy nhiên, trong việc triển khai cánh đồng mẫu thì các hoạt động chế biến, bảo quản sau thu hoạch và thị trường tiêu thụ đều rất cần thiết đối với người nông dân, trong khi khả năng của họ thì có hạn. Bởi vậy nên vấn đề quan trọng nhất là cần thắt chặt mối liên kết 4 nhà để qua đó nông dân có cơ hội được hỗ trợ phần nào những gì họ còn thiếu và cùng chung tay xây dựng nền nông nghiệp bền vững”.

Minh Thông

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ