A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

10:13 | 02/08/2018

Trao đổi với phóng viên báo Đại Đoàn Kết, GS.TS Võ Tòng Xuân cho rằng, cần phải chọn ra một giống lúa ưng ý nhất,...

....chất lượng nhất để phát triển xuất khẩu. Hiện gạo nhập khẩu vào nhiều nhưng không lo ảnh hưởng hay mất thị trường nội địa, bởi chúng ta đã có những sản phẩm chất lượng hơn.

GS.TS Võ Tòng Xuân bên đĩa cơm nấu từ “gạo đen hữu cơ”, đặc sản lúa của Cà Mau.

“Hiện nay gạo của Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh tốt trong nhóm gạo cấp thấp với hàng loạt yếu tố như: Ngắn ngày (3 vụ/năm), rẻ, không ngon cơm. Hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng, thị trường đang yêu cầu sản phẩm có chất lượng cao hơn. Vấn đề đặt ra, lựa chọn một giống lúa chủ lực, đồng thời thay đổi phương thức sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng”. Đó là ý kiến của GS.TS Võ Tòng Xuân khi trao đổi với PV Đại Đoàn Kết về việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt.

PV: Sau một thời gian dài tập trung sản xuất kinh doanh, đến nay gạo Việt Nam mong muốn khẳng định tên tuổi thông qua việc sử dụng logo. Dự kiến, logo gạo Việt sắp “chào hàng” trên thị trường. Vậy, ông có kỳ vọng gì từ việc gạo Việt có logo không? Liệu logo có làm nên thương hiệu gạo Việt không, thưa ông?

GS.TS Võ Tòng Xuân: Tôi chưa biết được logo chung dành cho gạo Việt Nam như thế nào nhưng việc thực hiện logo chung cho tất cả gạo xuất khẩu không đơn giản. 

Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?

-Theo tôi, cần thiết chọn ra một giống lúa ưng ý nhất, chất lượng nhất để phát triển xuất khẩu. Thế nhưng, sau mấy chục năm tập trung sản xuất, Việt Nam chưa chọn ra được một giống lúa tốt, đang xuất khẩu rất nhiều loại gạo có giống khác nhau. Điều này không thật sự tạo sự cạnh tranh mạnh cho ngành gạo. Trong khi đó, ở các nước việc xây dựng một loại gạo mang tính cạnh tranh cao được quan tâm hàng đầu.

Ví dụ, Campuchia có gạo thơm Phka Romdoul nổi tiếng thâm nhập thị trường các nước khó tính. Tại Thái Lan, thay vì dùng nhiều giống khác nhau, doanh nghiệp chỉ sản xuất một giống, nhà sản xuất nào muốn mua để kinh doanh buộc phải sử dụng logo giống đó.

Cụ thể, bất kỳ công ty nào mua lúa Homali (gạo thơm nhất của Thái Lan) về xay xát, đóng gói đều phải gắn logo của giống lúa đó. Trường hợp, nhiều công ty lấy chung một giống lúa để xuất khẩu cũng phải thực hiện các bước tương tự. 

Các nước đang tập trung nâng cao chất lượng hạt gạo xuất khẩu thì việc Việt Nam chỉ dùng logo cho gạo xuất khẩu là chưa đủ. Việt Nam nên chọn một giống lúa ưng ý nhất làm thương hiệu cho cả ngành sản xuất gạo.

Có thể chọn  giống ST24 - gạo thơm nổi tiếng của vùng đất Sóc Trăng làm gạo thương hiệu để xuất khẩu. Cũng có thể chọn giống OM hay IR50404 – đây là những giống lúa khá phổ biến do Viện Lúa quốc tế lai tạo nhưng làm vậy mất uy thế của Việt Nam. Riêng gạo Zacmin, mặc dù ngon cơm nhưng không nên chọn vì bản chất gạo này là của Mỹ. Việt kiều mang giống về trồng rồi gọi là gạo Việt Nam là không đúng. 

Cạnh tranh gay gắt của ngành lúa gạo đang đòi hỏi những sản phẩm thật sự chất lượng được thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước lựa chọn. Vậy, theo ông chất lượng gạo của chúng ta hiện nay ra sao?

-Trước giờ gạo Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh tốt trong nhóm gạo cấp thấp với hàng loạt yếu tố như: Ngắn ngày (3 vụ/năm), rẻ, không ngon cơm. Tuy nhiên, thời gian gần đây sản xuất lúa có sự đổi mới. Nông dân sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, giảm phân hóa học, cho nên ít sâu bệnh vì vậy lúa Zacmin, IR50404 tương đối chất lượng, ngon cơm hơn, mặc dù vẫn bị trộn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng vùng nguyên liệu rất tốt, nhà máy, đặc biệt, có logo thương hiệu riêng như ST24, gạo ngon của Công ty Cỏ May,… Chất lượng gạo Việt đang được thị trường tiêu dùng đón nhận tốt. 

Hội nhập đòi hỏi gia tăng cạnh tranh để phát triển thị trường. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian qua doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo quá chú trọng phát triển thị trường nước ngoài, bỏ ngỏ thị trường trong nước. Vì vậy, gạo nhập, gạo giống ngoại tràn lan trên thị trường. Điều này vô hình trung giảm tính cạnh tranh, đồng thời ảnh hưởng đến việc xây dựng thương hiệu của gạo Việt?

-Hiện nay gạo nhập khẩu vào nhiều nhưng không lo ảnh hưởng hay mất thị trường nội địa. Người tiêu dùng chuộng hàng ngoại do tâm lý sợ “sản phẩm bẩn”. Thế nhưng, trên thị trường đã có những sản phẩm chất lượng hơn.

Ghi nhận thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp sản xuất sạch bằng phân hữu cơ, vi sinh, không thâm canh như trước, không chứa chất hóa học nên ngon cơm hơn. 

Để gạo Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh bằng cách nào, thưa ông?

-Hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng, thị trường yêu cầu chất lượng sản phẩm ngày càng cao hơn. Như tôi đã nói ở trên, trước mắt cần chọn ra một giống lúa tốt để sản xuất trên diện rộng đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Lâu dài phải hướng đến sản xuất sạch bằng cách sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, không thâm canh tăng vụ,…

Thiết nghĩ, cần tăng cường cho chất lượng gạo Việt hướng đến xây dựng và phát triển thương hiệu một cách bền vững. Thị trường không đón nhận những sản phẩm tạp nham trộn lẫn rồi xuất khẩu với giá rẻ.

Trân trọng cảm ơn ông!

    Thanh Giang (thực hiện)

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ