A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Hạn chế khả năng phát sinh dịch tả lợn châu Phi: Cần thực hiện tốt "5 không"

10:10 | 07/03/2019

Bệnh dịch tả lợn châu Phi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra, xuất hiện đầu tiên ở châu Phi và lây lan sang nhiều quốc gia khác.

Tại Việt Nam, đến ngày 3/3, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra ở 14 huyện, thuộc 7 tỉnh, thành phố.

HTX Đồng Tiến (Đắk R'lấp) tăng cường bổ sung vitamin cho đàn lợn để phòng bệnh. Ảnh: Thùy Dung

Tại Đắk Nông, tính đến hết năm 2018, toàn tỉnh có hơn 251.700 con lợn. Đến nay, mặc dù chưa phát hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi nhưng với đặc điểm chăn nuôi chủ yếu là hộ nhỏ lẻ thì khả năng phát sinh bệnh là có thể xảy ra. Nhận thức được nguy cơ này, ngành chức năng, các địa phương đã và đang tích cực triển khai các biện pháp cụ thể để phòng dịch phát sinh.

Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh về các giải pháp phòng, chống lây lan bệnh dịch tả lợn châu Phi, hiện đơn vị đã gửi văn bản đề nghị các địa phương thống kê lại chính xác tổng đàn lợn.

Giải pháp hàng đầu là thông qua các hình thức khác nhau, ngành Nông nghiệp, các địa phương phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về bệnh dịch cho người chăn nuôi, người dân. Khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp cụ thể để vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, cẩn trọng trong trao đổi, mua bán lợn và các sản phẩm từ lợn. Bên cạnh đó, ngành chức năng tiếp tục tăng cường giám sát, chống buôn lậu thịt lợn, sản phẩm thịt qua các cửa khẩu, đường mòn biên giới.

Tại các cửa khẩu, điểm giáp ranh, đơn vị chuyên môn tiến hành tiêu độc khử trùng phương tiện, trâu bò, heo qua lại biên giới. Khi phát hiện sản phẩm không rõ nguồn gốc thì tiêu hủy ngay để diệt mầm bệnh. Đội ngũ thú y từ tỉnh đến xã, thôn nêu cao tinh thần cảnh giác, phát hiện bệnh. Chính vì thế, hiện nay, người chăn nuôi đã nhận thức được sự nguy hiểm của dịch bệnh và chủ động phòng ngừa. Các trang trại, doanh nghiệp tăng cường các biện pháp kỹ thuật siết chặt vấn đề bảo đảm an toàn dịch bệnh.

HTX Đồng Tiến (Đắk R'lấp) tăng cường bổ sung vitamin cho đàn lợn để phòng bệnh. Ảnh: Thùy Dung

Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Đồng Tiến (Đắk R’lấp), HTX hiện có hơn 1.100 lợn nái và hơn 5.400 lợn con. Để phòng chống bệnh, đơn vị chú ý thực hiện nghiêm ngặt hơn các yếu tố về tăng cường an toàn sinh học. Cụ thể là siết chặt quy trình nhập lợn giống và xuất lợn cai sữa. Theo đó, lợn giống chỉ nhập ở vùng không có dịch, được kiểm nghiệm chất lượng, về trại có vùng nuôi nhốt riêng. HTX chỉ sử dụng xe chuyên dụng của mình vận chuyển lợn đi giao cho khách hàng, trong quá trình thực hiện nghiêm vấn đề ăn uống, vệ sinh tiêu độc trước khi xe về trại.

Tương tự, Công ty TNHH Greenfarm ASIA (Cư Jút) hiện có hơn 40.800 con lợn nái, lợn đực, lợn thịt và lợn con. Đơn vị cũng đang nghiêm túc triển khai nhiều giải pháp như hạn chế tối đa các trường hợp khách ra vào trại nếu không cần thiết. Nhân viên chỉ được vào trại khi đã được tập huấn về an toàn sinh học. Thực hiện cách ly 4 đêm trước khi vào chuồng nuôi tại khu sinh hoạt đối với tất cả nhân viên. Khi khách vào trại và nhân viên vào trại phải nhúng chân vào hố sát trùng, khử trùng tay bằng cồn 700, tắm khử trùng. Đơn vị cũng làm hàng rào lưới để chắn chim trong lối đi nội bộ, kiểm soát chuột, bọ bằng việc phát quang cỏ dại quanh chuồng nuôi, đánh bả chuột, phun thuốc diệt muỗi, kiểm soát rác thải...

Theo ông Đoàn Văn Đáp, Phó Chi cục Trưởng, Phụ trách Chi cục Phát triển Nông nghiệp (Sở Nông nghiệp - PTNT), hiện nay chi cục đang tham mưu Sở Nông nghiệp - PTNT xây dựng kịch bản ứng phó nếu bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn. Đơn vị chuyên môn tích cực kiểm tra, kiểm soát tình hình, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong phòng chống dịch. Trong điều kiện hiện nay, khi dịch đã có ở các địa phương khác thì người chăn nuôi cần nghiêm túc thực hiện tốt "5 không" theo đúng quy định của luật Thú y như không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt.

Hồng Thoan

 

    "Trang thông tin điện tử tổng hợp Báo Đắk Nông"

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ