A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Doanh nghiệp cà phê và ngân hàng cùng kêu khổ

08:23 | 16/04/2013

Trong khuôn khổ Hội nghị xúc tiền đầu tư Tây Nguyên lần thứ 2/2013, được tổ chức vào hôm nay (12/4) tại Pleiku, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nguyên có buổi toạ đàm về các giải pháp mở rộng tín dụng thúc đẩy phát triển kinh tế -


Ông Nguyễn Tuấn, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Gia Lai chia sẻ, thế mạnh của Tây Nguyên là lĩnh vực nông nghiệp, với các loại cây công nghiệp đặc trưng như cao su, cà phê… Vào vụ mùa, các DN kinh doanh nông sản cần một lượng vốn rất lớn, khoảng 7.000 - 8.000 tỷ đồng. Lãi suất cho vay của các NHTM hiện đã giảm so với trước, nhưng do hệ thống NHTM đang trong giai đoạn tái cơ cấu, kiểm soát chặt chất lượng tín dụng, nên DN rất khó tiếp cận nguồn vốn. Ông Tuấn đề xuất, các ngân hàng cần đánh giá mức độ tín nhiệm của DN để cho vay tín chấp với tỷ trọng cao hơn, đồng thời cần chia sẻ rủi ro với DN.

Làm rõ hơn vấn đề mà vị đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Gia Lai nêu ra, ông Nguyễn Đại Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên cà phê IA GRAI chia sẻ, nhu cầu vốn lưu động để đảm bảo sản xuất - kinh doanh của Công ty hàng năm trên dưới 100 tỷ đồng, song gói vốn ưu đãi với đối tượng DN nông nghiệp xuất khẩu chỉ mới đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu vốn của Công ty. 60% nhu cầu vốn còn lại, Công ty vẫn phải chịu lãi suất tới 18%/năm trong năm 2012 và 15,6%/năm trong năm 2013. Điều này khiến chi phí tài chính tăng cao, làm giảm hiệu quả sản xuất - kinh doanh của Công ty. Theo ông Ngọc, việc xét duyệt hồ sơ vay vốn cũng rất khó khăn, có ngân hàng chỉ cho Công ty vay vốn tương đương 5% giá trị tài sản đảm bảo.

“Hiện tại, các ngân hàng đã hạ lãi suất cho vay xuống 12%/năm, nhưng theo tôi, mức này vẫn còn hơi cao, chỉ 10%/năm là phù hợp. Đề nghị các NHTM tăng hạn mức cho vay” ông Ngọc nói.

Ông Lê Đức Thống, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Xuất nhập khẩu cà phê 2/9, một trong những DN xuất khẩu cà phê lớn trên địa bàn Đăk Lăk cho biết, trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm nay đến hết tháng 2, DN thường có nhu cầu vốn vay từ 2.000 - 2.500 tỷ đồng do vào mùa vụ thu mua cà phê. “Các TCTD không đáp ứng đủ nhu cầu vốn, nên chúng tôi đã bị vỡ kế hoạch thu mua, xuất khẩu… của DN. Đề nghị ngành ngân hàng quan tâm tạo điều kiện cho một cơ chế vốn nhất định khi vào mùa vụ”, ông Thống nói.

Phát biểu tại cuộc tọa đàm, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, phát triển cây cà phê là thế mạnh của vùng Tây Nguyên, hiện các ngân hàng lớn như Agribank, BIDV… đã cam kết dành những gói tín dụng trị giá từ 6.000 - 7.000 tỷ đồng cho cây cà phê Tây Nguyên. Các ngân hàng nước ngoài cũng đang nhòm ngó “miếng bánh” này nên các ngân hàng TMCP cũng phải xem đây là cơ hội của mình khi cùng các DN và địa phương đầu tư cho cây cà phê. Ông Tú khẳng định, nếu các ngân hàng TMCP thiếu vốn, NHNN sẽ sẵn sàng hỗ trợ để đảm bảo nhu cầu vốn cho DN cà phê. 

Ông Trần Xuân Hoàng, Phó tổng giám đốc BIDV phân tích, khách hàng của BIDV tại khu vực Tây Nguyên phần lớn là các DN vừa và nhỏ, hộ kinh doanh hoạt động theo mô hình DN gia đình, chưa thực sự bài bản. “Việc kiểm soát dòng tiền, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng gặp nhiều khó khăn đang là lý do để DN cà phê không dễ dàng tiếp cận với ngân hàng”, ông Hoàng nhấn mạnh.

Giám đốc chi nhánh Gia Lai của một ngân hàng phân tích, việc chưa gặp nhau giữa cung - cầu về vốn giữa ngân hàng và DN chỉ có một phần nhỏ là do hạn chế về vốn của ngân hàng, mà chủ yếu là do đặc thù hoạt động của các DN cà phê. Theo vị giám đốc này, chưa có sự gắn kết giữa các hộ trồng cà phê và DN sản xuất, chế biến, kinh doanh thương mại dẫn tới tình trạng nguồn cung cấp cà phê nguyên liệu cho các DN không ổn định, việc trồng cà phê của các hộ dân không đạt hiệu quả lâu dài.

“Tài sản bảo đảm của các khách hàng, đặc biệt là các khách hàng sản xuất - kinh doanh cà phê, cao su chủ yếu là hàng hóa tồn kho, tài sản hình thành từ vốn vay, gây nhiều khó khăn cho ngân hàng trong việc nhận, quản lý và giám sát tài sản đảm bảo, đặc biệt, việc kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo rất khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức”, vị giám đốc trên nói.

Thậm chí, một giám đốc ngân hàng TMCP chi nhánh Đăk Lăk còn nhấn mạnh, mùa cà phê rớt giá năm 2001 là bài học cay đắng cho hệ thống ngân hàng khu vực Tây Nguyên. Chính các DN cà phê đã “giết” không ít ngân hàng, bởi cung cách kinh doanh thiếu bài bản và chộp giật. Hoạt động tín dụng hiện nay của các ngân hàng siết chặt lại đối với DN cà phê một phần do ảnh hưởng kinh tế khó khăn, tái cấu trúc nhưng phần không nhỏ là do chính các DN tự gây ra.

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân, các DN cà phê cần xem xét lại hoạt động kinh doanh của DN mình trước”, vị giám đốc trên nói.      

Nhuệ Mẫn

 

    Theo Đầu tư CK

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ