A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Tây Nguyên đồng hành cùng nhà đầu tư

08:10 | 10/04/2013

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của đất nước. Để Tây Nguyên phát triển bền vững, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn thì vấn đề căn cơ nhất là thu hút các nhà đầu tư đến với Tây N


Nhân dịp Diễn đàn Xúc tiến đầu tư Tây Nguyên lần 2 - năm 2013 tại thành phố Plâycu (Gia Lai), phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn ông Trần Việt Hùng (ảnh) - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên về những định hướng cụ thể trong việc kêu gọi đầu tư vào Tây Nguyên.

 

´Ông đánh giá thế nào về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Tây Nguyên từ sau Diễn đàn Xúc tiến đầu tư lần thứ nhất diễn ra vào năm 2009? Để đánh thức những tiềm năng của Tây Nguyên, Hội nghị Xúc tiến đầu tư lần thứ hai (2013) này sẽ tập trung kêu gọi đầu tư vào những lĩnh vực gì?


Từ sau Diễn đàn Xúc tiến đầu tư lần thứ nhất (tháng 9/2009), mặc dù chịu tác động của nhiều yếu tố không thuận lợi như khủng hoảng kinh tế, lạm phát, giá cả tăng, khí hậu thời tiết diễn biến bất thường... song tình hình kinh tế - xã hội Tây Nguyên vẫn ổn định và có nhiều mặt chuyển biến tích cực. Các tỉnh trong vùng đã triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Trung ương và Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Nhờ vậy, đã duy trì được tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế; không ngừng nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành từ 15,5 triệu đồng (năm 2010) đã tăng lên 26,9 triệu đồng (1.287 USD) năm 2012. Tỷ lệ hộ nghèo từ 22,48% đã giảm còn 15,58% (trong đó, hộ nghèo dân tộc thiểu số (DTTS) giảm 11,73%(1). Chính sách dân tộc và công tác bảo đảm an sinh xã hội được chăm lo; nhiều vấn đề bức xúc đã được tập trung giải quyết, nhất là vấn đề đất đai, nhà ở, giáo dục đào tạo, chăm sóc sức khỏe, giải quyết việc làm ở nông thôn.

 

Cánh đồng lúa nước 2 vụ ở Gia Lai

 

Tuy nhiên, Tây Nguyên hiện nay vẫn là một trong những khu vực chậm phát triển của cả nước. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trước hết là hạ tầng giao thông còn khó khăn. Tăng trưởng GDP chưa bền vững; nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, tuy nhiên giá trị gia tăng trong chuỗi các sản phẩm nông lâm nghiệp còn thấp, hiệu quả phát triển nông lâm nghiệp chưa cao, chưa hỗ trợ đáng kể nâng cao đời sống của phần lớn người dân sống dựa vào nông lâm nghiệp; các ngành công nghiệp tuy bước đầu phát triển nhưng chưa có nhiều sản phẩm có hàm lượng công nghệ và mang tính cạnh tranh cao; giá trị xuất khẩu còn hạn chế. Sản xuất và đời sống của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân chủ yếu hiện nay là thiếu vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển sản xuất.


Chính vì vậy, một trong những giải pháp lớn của các tỉnh trong vùng là tăng cường thu hút đầu tư, trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách nhằm tập trung cải thiện môi trường đầu tư; thực hiện cải cách hành chính, xây dựng năng lực phục vụ của bộ máy công quyền, lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp cho từng lĩnh vực để bảo đảm huy động được vốn, công nghệ trong và ngoài nước cho mục tiêu phát triển. Và Hội nghị Xúc tiến đầu tư lần này sẽ tập trung kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực: Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là phát triển mạng lưới giao thông, cấp điện, thủy lợi, hạ tầng các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu và cơ sở vật chất giáo dục, y tế, văn hóa. Trên các lĩnh vực công, nông, lâm nghiệp và dịch vụ, ưu tiên kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, khai thác khoáng sản, cơ khí chế tạo. Chú trọng phát triển thế mạnh nông lâm nghiệp với các cây công nghiệp chủ đạo như cà phê, cao su, hồ tiêu…, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao giá trị trong từng công đoạn chuỗi giá trị sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất và hưởng lợi của người sản xuất. Chú trọng phát triển các ngành dịch vụ như : vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng và tập trung phát triển du lịch sinh thái rừng núi, thác hồ; tận dụng các thế mạnh về cảnh quan, lịch sử, văn hóa truyền thống các DTTS.

 

´Có sự khác biệt nào (hoặc cái mới) trong cách thức kêu gọi và thu hút đầu tư vào Tây Nguyên trong và sau hội nghị nhằm đạt hiệu quả cao hơn, thưa ông? (trải thảm đỏ, thủ tục hành chính, ưu đãi…)


Cái khác trước tiên là bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ lần này có vai trò rất quan trọng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ban, ngành trung ương và chính quyền địa phương 5 tỉnh Tây Nguyên; có sự đóng góp tích cực và đầy trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và các ngân hàng thương mại thông qua việc cung ứng vốn cho phát triển kinh tế - xã hội bằng các hình thức ký cam kết tài trợ tín dụng đến từng doanh nghiệp, từng dự án cụ thể. Điều đó khẳng định sự đồng hành, sát cánh của các cơ quan lãnh đạo, quản lý và hệ thống ngân hàng với các nhà đầu tư là rất rõ ràng. Tôi cũng hy vọng rằng hội nghị lần này sẽ đưa ra được những định hướng mới cho việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù và đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; đồng thời có sự sàng lọc, chọn lựa cẩn thận trong việc lập các danh mục dự án kêu gọi đầu tư để có tính khả thi cao.
´Việc thẩm định khả năng thực hiện, xác định cũng như giám sát các dự án là rất quan trọng để tránh các dự án treo và tránh việc triển khai dự án không đúng mục đích. Theo ông, lãnh đạo 5 tỉnh Tây Nguyên cần phải làm gì? (thực tế trong những năm qua Tây Nguyên đã rà soát, rút giấy phép của rất nhiều dự án)


Tôi nghĩ rằng trước hết nên lựa chọn các nhà đầu tư có tiềm năng, tâm huyết và kêu gọi các công ty, tập đoàn kinh tế lớn đầu tư các dự án lớn, có tính lan tỏa, có tác động đến kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên. Tất nhiên trong quá trình triển khai không thể không quan tâm đến việc thẩm tra năng lực thực hiện dự án, nhất là năng lực tài chính của nhà đầu tư nhằm đảm bảo việc triển khai thực hiện dự án sau khi đã cam kết; quan tâm thực hiện hậu kiểm xem dự án có triển khai đúng tiến độ và đúng mục đích hay không. Nên có thái độ rõ ràng và kiên quyết thu hồi đối với dự án không có khả năng đầu tư, không triển khai đúng cam kết, thực hiện không đúng tiến độ hoặc có ý định chiếm giữ dự án để sang nhượng, chờ thời cơ.


Bên cạnh đó có một vấn đề hết sức quan trọng là các địa phương phải thực sự đồng hành với các nhà đầu tư, coi doanh nhân, doanh nghiệp là nguồn lực, động lực của sự phát triển. Do đó phải sớm thực hiện rà soát bãi bỏ hoặc đề nghị bãi bỏ những quy định gây khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án. Ngoài ra, cần khắc phục những khó khăn và đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư như: cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, thị trường, giải tỏa, đền bù… Phải tạo cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành và các địa phương nơi có dự án với các nhà đầu tư để xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, đảm bảo các dự án hoạt động có hiệu quả (tổ chức các cuộc họp mời tất cả các nhà đầu tư có dự án chậm, trễ hoặc vướng mắc để bàn bạc xử lý hoặc làm rõ quy trình đầu tư, tạo cơ chế chính sách thông thoáng, đặc biệt là quy trình giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng).


Xin cảm ơn ông!


Văn Thông (thực hiện)

 

 

    Theo Báo Tin Tức

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ