Làm lúa thành tỷ phú
16:55 | 05/06/2020
Từ 1ha đất ruộng nhiễm phèn ban đầu, giờ đây, vợ chồng anh Vương đã có trong tay hơn 32ha đất ruộng canh tác 2 vụ lúa/năm, đem lại thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm.
Tỷ phú Đặng Minh Vương bên ruộng lúa của mình. Ảnh: Thanh Bình.
Cần cù lao động, biết tiết kiệm vốn liếng, luôn tìm tòi, học hỏi, đam mê sáng tạo và áp dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng và thường xuyên chọn sử dụng giống lúa của Doseco để canh tác là bí quyết thành công của anh Đặng Minh Vương (SN 1974) ở xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp.
Thu cả tỷ đồng nhờ cây lúa
Với hơn 30ha đất ruộng sản xuất lúa chất lượng cao, sạch và an toàn… bình quân mỗi năm canh tác 2 vụ, gia đình anh Vương thu lãi từ 500 triệu đồng/năm trở lên; năm nào trúng mùa - trúng giá, lợi nhuận tăng lên trên 1 tỷ đồng.
Từ 10 công đất ruộng nhiễm phèn ban đầu, giờ đây, vợ chồng anh Vương đã có trong tay hơn 32ha đất ruộng canh tác 2 vụ lúa/năm. Ảnh: Thanh Bình.
Tôi có mặt tại nhà tỷ phú trẻ Đặng Minh Vương vào buổi sáng cuối tuần. Căn nhà tường khang trang, thoáng rộng tọa lạc giữa cánh đồng. Vừa đưa tôi đi tham quan cánh đồng, anh Vương vừa kể về hành trình lập nghiệp của mình.
Quê Vương ở ấp Long Bửu (xã Hòa Long, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp). Năm 1994, do cuộc sống quá khó khăn, Vương rời quê nhà lên TP.HCM làm công nhân Công ty May Giày da Hừng Sáng.
Tại đây, Vương đã gặp được tình yêu của đời mình - chị Nguyễn Thị Lục. Sau khi cưới, vợ chồng anh được cha mẹ mua cho 5 công đất ở ấp Gò Cát, xã Phú Cường, vợ chồng anh bán hết vàng cưới mua thêm 5 công đất ruộng.
Với 1ha đất ruộng nhiễm phèn, hàng ngày, vợ chồng Vương cần mẫn cải tạo đất, chăm sóc ruộng lúa. Anh Vương cho biết: Nếu gia cảnh nghèo khó thì các con tôi sau này chẳng bao giờ đổi đời được.
Từ đó, vợ chồng tôi chí thú làm ăn, quyết tâm vượt khó, chi tiêu tiết kiệm, tích cóp vốn liếng mỗi năm mua thêm một vài công đất ruộng và thường tin chọn giống lúa của Cty CP Giống cây trồng Đồng Tháp (Doseco) để sản xuất.
Với ý chí tự lực, tự cường, vượt lên nghịch cảnh, anh Vương tham gia vào Hội Nông dân xã Phú Cường, được tham dự nhiều lớp tập huấn, hội thảo đầu bờ nhằm tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Từ đó, anh Vương đã tin tưởng tìm chọn các loại giống lúa chất lượng của Doseco, áp dụng hiệu quả vào sản xuất trên đồng đất của gia đình. Nhờ chí thú làm ăn và áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào đồng ruộng nên năm nào gia đình anh cũng gặt hái thành công trong sản xuất.
Mỗi năm, vợ chồng anh đều có vốn dư để mua sắm thêm từ 3 - 5 công đất ruộng. Năm 2014, vợ chồng anh đã tạo được một cơ ngơi thật đáng nể, với một căn nhà tường khang trang, có trong tay 12ha đất ruộng sản xuất 2 vụ lúa/năm.
Ba năm gần đây, anh Vương mua thêm 20ha đất ruộng. Bình quân mỗi năm, anh thu lãi hơn 1 tỷ đồng từ việc canh tác 32ha lúa.
Anh Vương cho biết, đang tiếp tục chọn giống lúa OM 5451 của Doseco gieo sạ trên 32ha lúa vụ Hè Thu 2020. Trà lúa đến nay đã gần 2 tháng đang phát triển tốt. Đ
ây là loại giống lúa kháng rầy, ít bị sâu bệnh tấn công, lúa cứng cây, chống chịu được mưa to, gió lớn, ít bị đổ ngã, bông to, đều, ít bị lép.
Năng suất bình quân vụ Đông Xuân vừa rồi đạt từ 8 - 9 tấn/ha, vụ Hè Thu hiện còn khoảng 1 tháng nữa cho thu hoạch ước đạt khoảng 7 tấn/ha. Lúa sau thu hoạch rất dễ bán và giá bán cao.
Chuyên nghiệp hóa quy trình trồng lúa
Anh Vương vui vẻ bày tỏ: Làm nghề gì cũng phải chuyên cần mới giàu được. Sống ở vùng Đồng Tháp Mười đất đai rộng mà canh tác lúa còn manh mún, sản xuất lạc hậu nên người nông dân gặp không ít khó khăn.
Vì vậy, vấn đề chủ yếu là mình phải tích tụ được ruộng đất đủ lớn, áp dụng đồng bộ các khâu từ việc chọn cùng một loại giống lúa xác nhận chất lượng cao của Doseco để canh tác, đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, phòng trừ dịch bệnh theo chương trình IPM, “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”…
Từ đó giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành trong sản xuất, tạo ra sản lượng lúa lớn, chất lượng và thu lãi cao.
Để làm giàu trong sản xuất lúa, nhiều năm qua anh Đặng Minh Vương chọn giống lúa của Doseco để sản xuất. Ảnh: Ngọc Trinh.
Trong thời gian tới, gia đình anh sẽ tiếp tục mua thêm đất ruộng và đổi các thửa đất nhỏ, lẻ để tập trung về một điểm thành cánh đồng lớn và thực hiện ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp để liên kết vật tư, phân bón, giống lúa đầu vào, tiêu thụ sản phẩm lúa đầu ra ổn định, bền vững.
Ông Phùng Công Thanh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tam Nông, nhận xét: Vợ chồng anh Đặng Minh Vương rất chí thú làm ăn, biết tiết kiệm và có phương án làm ăn rất khả thi. Qua những năm làm ăn thành công, từ 10 công đất ruộng nhiễm phèn ban đầu, giờ đây, vợ chồng anh Vương đã có trong tay hơn 32ha canh tác 2 vụ lúa/năm.
Đây là gương điển hình nông dân vượt khó vươn lên khá, giàu bền vững của huyện Tam Nông. Anh Đặng Minh Vương đã vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đồng Tháp và huyện Tam Nông tặng bằng khen, giấy khen về thành tích sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền
NGỌC TRINH – THANH BÌNH
Bài viết gốc: https://nongnghiep.vn/lam-lua-thanh-ty-phu-d265696.html
Nguồn: nongnghiep.vn
CÁC TIN KHÁC
- Tái cơ cấu ngành lúa gạo và cà phê: Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình làm đất VnSat, cà phê tái canh bền vững (10/06/2020)
- Huyện Cư M'gar: Tích cực đưa giống mới vào sản xuất (10/06/2020)
- Gạo Việt tăng giá, nông dân phấn khởi (09/06/2020)
- Giảm lượng giống gieo sạ, tăng năng suất và lợi nhuận cho người trồng lúa (08/06/2020)
- Giá nông sản hôm nay 8/6: Giá tiêu tiếp tục tăng, cà phê vững giá (08/06/2020)
- Dịch tả lợn châu Phi nguy cơ tái phát cao (04/06/2020)
- Trái cây ế, nhà vườn thiệt hại kép (04/06/2020)
- Giá lợn hơi có xu hướng giảm (04/06/2020)
- Tổng sản lượng lương thực vụ đông xuân 2019-2020 đạt gần 300 nghìn tấn (03/06/2020)
- Tái cơ cấu ngành lúa gạo và cà phê: Tái canh cà phê, cây giống được quan tâm hàng đầu (03/06/2020)
- Đề nghị các địa phương tạo điều kiện tối ưu nhất để tái đàn lợn (02/06/2020)
Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn
Ban tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 cho biết,...
- Góp ý các dự thảo truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Đắk Lắk sẽ tổ chức Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt
- Các hoạt động của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
- Đắk Lắk có 2 thí sinh tham gia vòng Chung kết Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc” lần thứ VI
Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?
Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.
- Người nông dân tự chế thuốc thảo dược diệt ruồi vàng hiệu quả
- Máy cuộn rơm, lợi ích kép
- Độc đáo máy đổi “rác” bảo vệ môi trường
- Những phát minh ra đời đầu năm 2019
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Thả 14.000 con cá giống xuống hồ thủy lợi Ea Drăng
- Lợi ích "kép" từ du lịch - nông nghiệp
- Giá cà phê hôm nay 28-11: Tăng "điên cuồng", phá vỡ mọi đỉnh lịch sử
- Nợ chồng chất, trường chuyển giao quyền sở hữu
- Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Hội chợ triển lãm Chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP có quy mô lớn
- Thủ tướng giao Bộ Công an xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán hàng online
- Ngân hàng "đua" tặng quà, làm việc ngoài giờ để cập nhật sinh trắc học
- Một sinh viên tử vong, nghi điện giật trong giờ thực hành
- Thủ tướng chốt phương án nghỉ Tết nguyên đán 9 ngày liên tục
- Hộ kinh doanh thu trên 200 triệu đồng một năm mới phải đóng thuế VAT
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN