A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Đưa công nghệ AI vào chăm sóc cà phê

07:59 | 20/07/2023

Hiệu suất sử dụng phân bón cho cây cà phê ở Việt Nam rất thấp, khoảng 60% lượng phân bón không được cây hấp thụ, gây lãng phí, thất thoát khoảng 30.000 tỉ đồng mỗi năm.

Ngày 19-7, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Công ty Enfarm Agritech đã tổ chức lễ ký hợp tác nghiên cứu công nghệ bón phân thông minh, trước mắt tập trung vào cây cà phê.

Tiến sĩ Trần Vinh, quyền Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cho biết cà phê là cây trồng chính, chủ lực của vùng Tây Nguyên góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Tuy nhiên, hiện sản xuất cây cà phê còn mang tính truyền thống, chưa có nhiều công nghệ ứng dụng đồng bộ để phát triển; đòi hỏi cần đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, vừa nâng cao năng suất, chất lượng vừa giảm bớt chi phí đầu tư, sức lao động.

"Phân bón hiện chiếm tỉ lệ chi phí đầu tư cao. Nếu không bón đúng, bón đủ, bón phù hợp thì gây lãng phí lớn, giảm năng suất cây cà phê và ô nhiễm môi trường. Do đó, viện đang phối hợp với Công ty Enfarm Agritech nghiên cứu mô hình bón phân thông minh cho cây cà phê, góp phần giảm chi phí, tăng giá trị cho hạt cà phê" - ông Vinh nói.

Theo nghiên cứu của nhóm nhà khoa học trong chương trình hợp tác này, hiệu suất sử dụng phân đạm ở Việt Nam mới chỉ đạt từ 30%-45%, lân từ 40%-45% và kali từ 40%-50%. Như vậy, còn khoảng 60% lượng phân bón không được cây hấp thụ, vẫn tồn lưu trong môi trường. Ngoài một phần cố định trong đất, một phần bay hơi do tác động của nhiệt độ, phần còn lại bị rửa trôi theo nước mặt và thẩm thấu xuống tầng nước ngầm, gây ô nhiễm nguồn nước. Xét về mặt kinh tế, hiện trạng này đồng nghĩa 60% chi phí người nông dân bỏ ra mua phân bón bị lãng phí, với tổng thất thoát lên tới khoảng 30.000 tỉ đồng mỗi năm.

Đưa công nghệ AI vào chăm sóc cà phê - Ảnh 1.

Đưa công nghệ thông minh vào chăm sóc cà phê hy vọng cho năng suất cao gấp nhiều lần

Các nhà khoa học nói trên đang phát triển giải pháp bón phân thông minh thông qua việc ứng dụng công nghệ IoT (Internet vạn vật) và AI (trí tuệ nhân tạo). Công nghệ này có một thiết bị thu thập thông tin từ mỗi mảnh vườn rồi chuyển về trung tâm phân tích. Sau đó, các dữ liệu về dưỡng chất, tình trạng sức khỏe của cây, độ ẩm, độ pH trong đất sẽ được chuyển về điện thoại của nông dân. Từ đó, giúp nông dân biết khi nào cần bón phân, loại phân gì và bón bao nhiêu là đủ.

Bên cạnh đó, app trên điện thoại còn tích hợp các chức năng dự báo thời tiết, dự báo giá cả, lợi nhuận, chẩn đoán sâu bệnh. Sổ tay nông nghiệp điện tử còn giải đáp các thắc mắc bằng AI để hỗ trợ người nông dân.

Thay vì mỗi mảnh vườn lắp đặt một hệ thống phân tích khiến chi phí cao, sản phẩm này có lợi thế về giá cả vì chỉ cần một thiết bị thu thập dữ liệu sau đó chuyển toàn bộ về trung tâm xử lý. Trung tâm này có thể xử lý thông tin dữ liệu cho hàng vạn, thậm chí hàng triệu nông hộ. Đây là những đột phá quan trọng để góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, giữ gìn môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người dân Việt Nam. 

Bài và ảnh: Cao Nguyên

Bài viết gốc: https://nld.com.vn/thoi-su/dua-cong-nghe-ai-vao-cham-soc-ca-phe-20230719185511889.htm

 

    Theo Báo Người Lao Động (www.nld.com.vn)

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ