Chèn môn tự nguyện vào chính khóa: Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo rà soát
08:00 | 30/09/2023
Trước hàng loạt phản ánh về việc nhiều trường chèn môn tự nguyện vào giờ học chính khóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có công văn yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về liên kết, tổ chức,...
... triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa (dạy thêm, dạy liên kết...) theo nhu cầu người học.
Các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa cần tổ chức theo nhu cầu người học.
Chèn môn tự nguyện vào chính khóa là sai quy định
Công văn số 5333 do Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng ký ngày 28/9 nêu rõ về vấn đề rà soát, báo cáo tình hình các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên gửi tới các UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục đào tạo trong cả nước.
Thực hiện các quy định của Bộ GDĐT về hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa và chủ trương xã hội hóa giáo dục, các địa phương đã triển khai tổ chức nhiều hoạt động như: Giáo dục kỹ năng sống; liên kết dạy ngoại ngữ, dạy tin học tăng cường; tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường... theo nhu cầu người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên. Kết quả đã góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng và giáo dục nhân cách toàn diện cho người học.
Tuy nhiên, công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa còn hạn chế dẫn đến băn khoăn, lo lắng và tạo ra dư luận không tốt về loại hình hoạt động giáo dục này.
Để tăng cường hiệu quả quản lý, đảm bảo quyền lợi của giáo viên, học sinh và học viên khi tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại cơ sở giáo dục, Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm các quy định hiện hành về liên kết, tổ chức, triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo nhu cầu người học.
Đồng thời, báo cáo tình hình triển khai các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại địa phương với các nội dung: Công tác chỉ đạo của Sở GDĐT; công tác triển khai tại các cơ sở giáo dục; đánh giá thuận lợi, khó khăn; đề xuất, kiến nghị và tổng hợp số liệu (theo phụ lục gửi kèm).
Trước đó, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT) khẳng định, việc chèn môn tự nguyện vào giờ học chính khóa là sai quy định. Bộ GDĐT đã có các quy định về nội dung liên quan, tuy nhiên trong quá trình triển khai tại cơ sở giáo dục, công tác quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa có nơi còn lúng túng, thậm chí có hiện tượng buông lỏng quản lý dẫn đến những băn khoăn, lo lắng của phụ huynh.
Theo ông Tài, khi đã thực hiện đủ định mức tiết dạy của giáo viên, nhà trường có trách nhiệm khảo sát, tổng hợp nhu cầu của học sinh và cha mẹ học sinh trên tinh thần tự nguyện để tổ chức hoạt động giáo dục dựa trên quy định do địa phương quản lý như: Học tiếng Anh với người nước ngoài, tăng cường giáo dục nghệ thuật, câu lạc bộ, hoạt động trải nghiệm STEM... Từ đó, xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện phù hợp với chương trình. Nhà trường không được gây quá tải, không ép học sinh tham gia, không được chèn lịch các hoạt động giáo dục tự nguyện vào giờ học chính khóa nếu trong lớp học có học sinh không có nhu cầu đăng ký tham gia.
Địa phương siết dạy học liên kết
Liên quan đến vấn đề này, Sở GDĐT TP Đà Nẵng cho biết, việc tổ chức dạy học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài cũng như dạy kỹ năng sống là những môn học tự nguyện, do học sinh và phụ huynh đăng ký nên chỉ được tổ chức ngoài giờ học chính khóa, không được chèn trong thời khóa biểu buổi học chính. Việc triển khai, tổ chức dạy học tiếng Anh cho học sinh dựa trên tinh thần tự nguyện, nghiêm cấm việc gợi ý, ép buộc.
Hiện Sở đang kiểm tra việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đầu năm học tại các phòng GDĐT và đi thực tế tại một số trường tiểu học để kịp thời phát hiện, nhắc nhở những vi phạm trong công tác dạy học môn tiếng Anh xã hội hóa (nếu có). Lãnh đạo Sở GDĐT TP Đà Nẵng khẳng định, sẽ có văn bản đề nghị UBND, phòng GDĐT các quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Nếu các trường không tiến hành điều chỉnh, khắc phục những vi phạm thì Sở GDĐT sẽ tổ chức thanh tra, xử phạt và kiến nghị UBND các quận, huyện phối hợp xử lý sai phạm theo quy định.
Ông Nguyễn Quang Tuấn - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết, Sở GDĐT đang thực hiện rà soát hoạt động dạy, học liên kết trong các trường phổ thông trên địa bàn, thời gian tới sẽ có văn bản chấn chỉnh. Về nguyên tắc, các trường phải trình đề án liên kết trước khi thực hiện. Việc triển khai dạy, học liên kết ở cấp học nào, do đơn vị chức năng cấp học đó quản lý. Cụ thể, với cấp tiểu học không được quá 7 tiết/ngày, có trường dạy 1 buổi hoặc 2 buổi/ngày. Do đó, việc xếp lịch học dạy liên kết như thế nào, nhà trường chủ động để phù hợp với đặc thù của từng cơ sở giáo dục.
Lãnh đạo Sở GDĐT TPHCM cho biết, hiện nay ngoài các tiết học chính khóa, nhà trường bổ sung một số hoạt động liên quan đến kỹ năng, hay các đề án như tin học hoặc ngoại ngữ. Tuy nhiên, việc sắp xếp rất khó do phụ thuộc vào nhiều yếu tố như phải phân công giáo viên phù hợp, làm việc với các bên hỗ trợ… nên tùy thực tế từng trường triển khai. Thời gian tới Sở GDĐT TPHCM sẽ có văn bản chỉ đạo cụ thể về vấn đề này.
Để những lớp học thêm gắn mác tự nguyện trong khi học sinh không có nhu cầu vẫn phải tham gia không còn tồn tại, phụ huynh không phải bức xúc vì những khoản phí chồng phí trong khi chất lượng không có gì đảm bảo, công tác quản lý hoạt động này cần được siết chặt hơn nữa. Làm sao để việc triển khai dạy và học liên kết phải công khai minh bạch, rõ ràng, trên tinh thần tự nguyện, sắp xếp phù hợp không lấn vào thời gian học chính khóa của học sinh. Đó là mong muốn chính đáng của tất cả phụ huynh, học sinh và xã hội.
THU HƯƠNG
Bài viết gốc: http://daidoanket.vn/chen-mon-tu-nguyen-vao-chinh-khoa-bo-giao-duc-va-dao-tao-chi-dao-ra-soat-5739941.html
Nguồn: daiđoanket.vn
CÁC TIN KHÁC
- Hàng loạt địa phương chấn chỉnh dạy thêm, học thêm: Liệu có hiệu quả? (03/10/2023)
- Diễn biến mới vụ nữ sinh đánh bạn đổ máu (03/10/2023)
- Nữ sinh dùng guốc đánh vào đầu bạn đổ máu ngay trong trường (02/10/2023)
- Chuẩn bị sớm cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (02/10/2023)
- Lùm xùm luân chuyển giáo viên ở Buôn Đôn, có trường gián đoạn dạy Tiếng Anh (02/10/2023)
- Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 có thay đổi gì so với năm 2023? (29/09/2023)
- Bộ GDĐT rà soát hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa tại các nhà trường (29/09/2023)
- Sở GD-ĐT và Viettel Đắk Lắk ký kết hợp tác về chuyển đổi số giai đoạn 2023-2028 (29/09/2023)
- Nghẹn lòng trước xe tang chở nữ sinh lớp 9 qua trường tiễn biệt lần cuối! (28/09/2023)
- Hướng đi nào sau tốt nghiệp THPT? (28/09/2023)
- Rà soát, làm mới bộ quy tắc ứng xử trong trường học (27/09/2023)
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tuyển sinh 5000 chỉ tiêu trong đó 5% chỉ tiêu dành cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh: 5% trong 5000 chỉ tiêu tuyển sinh đại học 2020 cho Cử nhân Tài năng ISB BBUS
- Trường Đại học Tây Nguyên xét tuyển bổ sung gần 700 chỉ tiêu
- Nhiều cơ hội cho thí sinh với nguyện vọng bổ sung
- Rối bời tuyển sinh cao đẳng sư phạm
- Học tiếng Nhật miễn phí hè 2017 tại Đắk Lắk
- Giá cà phê hôm nay 5-12: Bật tăng trong bất ngờ
- Bộ Y tế: Không đầu cơ, tăng giá thuốc trong dịp Tết 2025
- Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua tài khoản ATM cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tuỳ thân theo quy định
- Giá cà phê hôm nay 4-12: Giá lại giảm mạnh, có nên bán tháo?
- Đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột và Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9
- Giá cà phê hôm nay 6-12: Lại tăng 3 con số, xuất khẩu giảm
- Tổng thu ngân sách Nhà nước của huyện Ea H'leo đạt 124,8% dự toán
- Giá vé xem Đội tuyển Quốc gia Việt Nam tại AFF Cup 2024
- Sớm giải quyết vướng mắc về giải phóng mặt bằng Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP. Buôn Ma Thuột
- Diện tích tái canh không đạt
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN