A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Quản lý bảo vệ rừng tại gốc: Giải pháp căn cơ trong" cuộc chiến" giữ rừng

07:49 | 27/11/2013

“Cuộc chiến” bảo vệ rừng ngày một nóng bỏng, nhất là khi các vụ phá rừng, hành hung kiểm lâm vẫn xảy ra ở những vùng rừng trọng điểm, đe dọa đến an nguy của tài nguyên rừng.

Để thiết lập lại trật tự, quản lý bảo vệ rừng bền vững, những năm qua Dak Lak tăng cường nhiều biện pháp, và bảo vệ rừng tại gốc và đây được xác định là một trong những giải pháp căn cơ.

Để quản lý bảo vệ rừng có hiệu quả rất cần sự tham gia tích cực của cộng đồng, người dân.

Theo thống kê từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh, từ đầu năm đến nay lực lượng kiểm lâm và các cơ quan chức năng đã phát hiện xử lý khoảng gần 2.000 vụ vi phạm, trong đó có 20 vụ khởi tố hình sự, lâm sản tịch thu 3.991,8 m3 gỗ các loại, xử lý tịch thu 946 phương tiện, tiền thu sau xử lý 24,1 tỷ đồng. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương, đặc biệt là ở những địa bàn trọng điểm, thực hiện quyết liệt các giải pháp nhằm ngăn chặn không để tình trạng khai thác rừng trái phép tái diễn. Ngành Kiểm lâm cũng đã tăng cường lực lượng cán bộ kiểm lâm địa bàn tại những vùng rừng trọng yếu, đồng thời thành lập thêm các chốt kiểm tra tại các khu vực được coi là trọng điểm. Tại  kiểm lâm địa bàn Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện kiểm tra tình trạng phá rừng làm nương rẫy và lập biên bản tháo dỡ các chòi tạm, lán trại trái phép tại các xã Krông Á, Cư San và Ea Trang. Trước diễn biến phức tạp tại vùng rừng giáp ranh, Chi cục đã phối hợp cùng  Chi cục Kiểm lâm tỉnh Phú Yên, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Hinh - Chi cục Kiểm lâm tỉnh Khánh Hòa, truy quét các đối tượng khai thác rừng trái phép tại vùng giáp ranh huyện M’Dak với huyện Sông Hinh và Khánh Vĩnh với diện tích 25 ha (vùng Dak Lak là 10 ha). Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, truy quét các tụ điểm khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản, phá rừng, săn bắt động vật rừng trái phép trên địa bàn vùng giáp ranh với các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, giáp ranh với các huyện Krông Bông, Ea Kar, qua đó đã phát hiện 25 vụ vi phạm, tịch thu và tạm giữ  97,779 m3 gỗ, 95 kg động vật, tịch thu 4 xe độ chế, 2 cưa xăng. Tại huyện Ea Súp, một trong những điểm nóng về rừng của tỉnh, qua kiểm tra tình hình khai thác, vận chuyển gỗ khu vực giáp ranh với Campuchia, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 198 vụ vi phạm, tịch thu 776,478 m3 các loại, 9 phương tiện. Về tình hình chế biến gỗ, với các giải pháp quyết liệt, đến nay, các xưởng cưa gần rừng đã bị đóng cửa. Còn tại huyện Ea Kar, qua hoạt động tuần tra, truy quét của các tổ đội kiểm tra liên ngành của huyện và tỉnh đã phát hiện và xử lý 20 vụ mua bán, vận chuyển, cất giữ lâm sản trái phép, tịch thu, tạm giữ 58,349 m3 gỗ các loại. Tăng cường kiểm soát tuyến hành lang Sông Hinh - Ea Sô -Ea Kar, tuyến Cư Yang-Ea Pal-Ea Knôp, tuyến Cư Elang-Ea Ô, qua đó đã lập biên bản 15 vụ, tịch thu 23,883 m3 gỗ các loại...

Mặc dù các ngành chức năng đã tăng cường nhiều biện pháp tuần tra, kiểm soát nhưng tình hình vi phạm lâm luật vẫn còn diễn ra phổ biến, công tác quản lý bảo vệ rừng vẫn còn nhiều kẽ hở. Như nhận định của ông Y Ngun, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Ea Kar, để tăng cường hiệu quả quản lý bảo vệ rừng chỉ có thể bằng cách bảo vệ rừng tại gốc. Lực lượng có thể tham gia quản lý bảo vệ rừng tại gốc không ai khác đó chính là kiểm lâm địa bàn, chính quyền cơ sở, chủ rừng và người dân sống gần rừng. Tuy nhiên, hoạt động của kiểm lâm địa bàn vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn bởi mỏng về quân số (mỗi xã có rừng chỉ có 1 kiểm lâm địa bàn phụ trách) lại thiếu sự hỗ trợ từ phía cơ sở và chủ rừng. Phần lớn các vụ vi phạm lâm luật xảy ra trên địa bàn đều do lực lượng kiểm lâm cơ động phát hiện và bắt giữ. Để bảo vệ rừng tại gốc, trước hết, cần nâng cao năng lực của kiểm lâm địa bàn; vai trò, chức năng của địa phương; tinh thần trách nhiệm của chủ rừng và người dân sống gần rừng. “Cuộc chiến” giữ rừng của lực lượng kiểm lâm địa bàn sẽ trở nên đơn độc nếu thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các tổ chức, đoàn thể tại cơ sở như công an, xã đội và người dân địa phương. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực kiểm lâm địa bàn: tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đầu tư xây dựng các trạm địa bàn liên xã, nhà làm việc cho kiểm lâm địa bàn… cũng chính là với mục đích để lực lượng này tinh nhạy hơn trong bám cơ sở, bám rừng. Bên cạnh đó, ngoài nhiệm vụ bảo vệ rừng, lực lượng này cũng được trang bị đầy đủ các kiến thức về khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng, đồng thời cũng là tuyên truyền viên về pháp luật quản lý bảo vệ rừng cho người dân tại địa phương.

Lê Hương

    Nguồn: Báo Dak Lak điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ