A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Khởi nghiệp từ nông sản địa phương

14:53 | 12/08/2021

Sau nhiều năm bươn chải ở TP. Hồ Chí Minh, năm 2015 vợ chồng anh Lê Trung Toán, (hiện ở tổ dân phố 2, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc) quyết định trở về quê sinh sống.

 Hai năm sau, anh Toán quyết định khởi nghiệp với mặt hàng nông sản thế mạnh của địa phương là cà phê.

Anh Toán dành nhiều thời gian tìm đọc tài liệu qua sách báo, mạng xã hội, trực tiếp tham quan một số cơ sở rang xay cà phê... để học hỏi kinh nghiệm. Một thuận lợi đối với anh Toán là có anh trai làm việc cho một công ty sản xuất, chế biến cà phê lớn tại Việt Nam tận tình hỗ trợ tất cả các khâu, đặc biệt là tìm đầu ra cho sản phẩm.

Anh Lê Trung Toán (thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc) đầu tư thiết bị hiện đại cho cơ sở sản xuất của mình

Chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt, tháng 8-2017 anh Toán mở một xưởng chế biến cà phê rộng hơn 100 m2 tại nhà, với một chiếc máy rang xay cà phê nhỏ trị giá 250 triệu đồng (toàn bộ chi phí đều vay mượn anh em, bạn bè). Với quy mô sản xuất nhỏ, anh Toán chỉ thu mua cà phê của người thân gia đình, khoảng 15 - 20 tấn/năm để rang xay cà phê nguyên chất bán. Những mẻ cà phê rang xay đầu tiên được anh đưa đi chào hàng tại các quán cà phê, hệ thống cửa hàng nông sản trong và ngoài tỉnh. Sau một thời gian, sản phẩm cà phê của gia đình anh Toán được nhiều người tin tưởng sử dụng, giúp anh tự tin hơn vào quyết định khởi nghiệp từ cà phê.

Nhu cầu tiêu dùng của khách hàng tăng lên, anh Toán mua thêm cà phê tươi của người dân trong vùng về chế biến và  đầu tư thêm một máy rang xay cà phê công suất lớn trị giá hơn 1,2 tỷ đồng, có thể rang tối đa 120 kg/mẻ. Ngoài chế biến cà phê để bán, anh còn nhận gia công, đóng gói cà phê theo yêu cầu của khách hàng.

Khi quy mô sản xuất ổn định, anh Toán xây dựng thương hiệu U.P Coffee (cà phê Uyên Phương) chuyên về cà phê rang xay nguyên chất với hai loại là cà phê hạt và bột. Anh Toán cho hay: “Khi mới bắt tay vào làm, mỗi tháng gia đình tôi chỉ bán được vài chục ki-lô-gam, còn nay cung cấp cho thị trường mỗi tháng từ 12 - 15 tấn cà phê, với giá 75 – 120 nghìn đồng/kg. Sản phẩm cà phê Uyên Phương đã có mặt ở hầu khắp hệ thống quán cà phê trong cả nước, nhiều nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đắk Lắk…, mỗi năm thu lãi 1,5 tỷ đồng".

Vợ chồng anh Lê Trung Toán đóng gói cà phê để bán cho khách hàng.

Không chỉ làm giàu cho mình, anh Toán còn tạo việc làm thường xuyên cho 3 nhân công với mức lương trung bình từ 5 – 6 triệu đồng/tháng; còn vào mùa thu hoạch cà phê có hơn chục lao động làm thời vụ với các công việc lựa chọn, phân loại cà phê…

Thùy Dung

Bài viết gốc: https://baodaklak.vn/kinh-te/202108/khoi-nghiep-tu-nong-san-dia-phuong-2af656a/

    nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ