A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Vụ mùa sầu riêng 2023: Câu hỏi lớn về kết nối cung - cầu

07:48 | 10/10/2023

Mùa sầu riêng Đắk Lắk 2023 đang đi vào những ngày cuối vụ. Người nông dân than vãn kết quả thu hoạch và đa số thương lái, doanh nghiệp thu mua chế biến phàn nàn thua lỗ đầu tư.

Mấu chốt của tình trạng này thật ra đã được Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk đề cập từ đầu: Cần đánh giá,

Xem xét lại mối quan hệ cung - cầu giữa thương mại và sản xuất!

Xét tổng thể, ngành nông nghiệp địa phương có thể khẳng định, vụ sầu riêng 2023 là “thắng lớn” so với mọi năm, bởi mức giá thu mua đến cuối vụ vẫn cao, đến 60.000 đồng/kg sầu riêng Dona loại A. Tính toán sản xuất của nông dân từ lâu định vị, giá canh tác 1 kg sầu riêng dao động từ 12.000 – 18.000 đồng cho loại A, vì vậy nông dân bán tại vườn có giá đến 40.000 đồng là đã có lãi.

Đầu tư nâng cao chất lượng vùng trồng

Trong nhiều năm, các vườn sầu riêng Đắk Lắk chỉ dao động ở mức giá này và nông dân lo lắng khi các nguồn chi phí đầu vào tăng. Để chủ động hỗ trợ nông dân, địa phương đã triển khai các kế hoạch sản xuất chuyên canh diện tích lớn, vận động nông dân tham gia công tác quy hoạch canh tác địa bàn, dần dần hình thành những vùng chuyên canh giá trị cao. Tiếp đó, địa phương chủ trương xây dựng các thương hiệu sầu riêng bản địa, bắt đầu từ vùng canh tác Krông Pắc, tổ chức tôn vinh hiệu quả vùng trồng này; mới đây là thương hiệu sầu riêng Cư M’gar… Với những bước đi bài bản dần, diện mạo năng lực một vùng đất sầu riêng chuyên canh chất lượng cao đã hình thành.

Nông dân Cư M'gar thu hoạch sầu riêng. Ảnh: Minh Thuận

Bước đi tiếp của tỉnh là tiến hành hướng dẫn đầu tư nâng cao chất lượng vùng trồng, thông qua kết nối quan hệ xuất khẩu nông sản ra ngoài, và tạo nên những cửa ngõ thông thương mới cho hướng nội địa hóa. Bước đi này cực kỳ thận trọng và thiết yếu, giúp nông sản Đắk Lắk vượt xa khỏi địa bàn với những tiêu chuẩn xuất khẩu, tiêu dùng ngày càng đồng bộ và chuẩn mực hơn. Đây là lý do khiến mùa vụ 2023, dù sầu riêng không hoàn toàn trúng vụ lớn, nhưng dư luận khắp nơi đã quan tâm đến cơ hội xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang thị trường lớn Trung Quốc. Một khi sầu riêng đi thẳng vào tiêu thụ nội thị ở nước này, doanh thu nông sản sẽ tiến bộ hẳn.

Bởi khát vọng này, trong hơn 1 năm qua, Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk cùng Sở NN-PTNT Đắk Lắk đã liên tục tổ chức nhiều chương trình tập huấn, tọa đàm, hội nghị kết nối cung cầu từ địa phương đi nhiều nơi. Sản phẩm nông sản địa phương nói chung và sầu riêng nói riêng đã được đưa đi giới thiệu, mời gọi trải nghiệm, đặt vấn đề hợp tác kinh doanh thương mại với các tỉnh thành lớn ở hai đầu đất nước, khu vực duyên hải Trung bộ. Nhất là, một số hội nghị, lớp tập huấn chuyên môn về canh tác sầu riêng, hướng dẫn về bộ tiêu chí, tiêu chuẩn sầu riêng xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc… cũng được tổ chức chu đáo, mời gọi hàng trăm đại diện nhà nông tham gia. Tất cả đều rất sẵn sàng để sầu riêng Đắk Lắk vượt qua được những sàng lọc, tiêu chí khắt khe nhất từ hệ thống hải quan, an ninh thực phẩm… nhằm đạt sản lượng xuất khẩu tốt nhất.

Giới truyền thông tích cực giúp địa phương tăng cường quảng bá, liên tục đưa những thông tin sát sườn về hoạt động canh tác, phát triển chất lượng cây sầu riêng. Từ cơ sở này, có thể hiểu tại sao năm 2023 thông tin giá sầu riêng được đặc biệt lưu tâm và loan truyền rộng rãi, tạo một áp lực dư luận lớn lên giới thương mại, giúp mức giá không ngừng cao và ổn định hơn.

Then chốt là giữ vững quan hệ cung - cầu

Tuy nhiên, theo cảnh báo của Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk, giữ vững quan hệ cung - cầu, kết nối giữa người nông dân và các doanh nghiệp đầu tư chế biến xuất khẩu, hình thành những hợp đồng hợp tác bao tiêu sản phẩm, cùng chăm sóc mùa vụ và giữ giá tốt cho nhau, là then chốt cần được bảo đảm. Song với bối cảnh thị trường phức tạp, xuất hiện những làn sóng dư luận thiếu căn cứ nhưng hấp dẫn, về mức giá sầu riêng nâng quá cao đã khiến nhiều khu vực sầu riêng phá vỡ hợp đồng kết nối, đua theo giá thị trường, “dẫm lại vết chân” bị đầu nậu tiêu cực thao túng.

Hệ lụy là không ít nhà vườn không thỏa thuận để doanh nghiệp thu mua, thu hoạch đúng vụ, đòi hỏi giá cao, trong khi một số thương lái có ý đồ lại hiện diện, làm nhiễu loạn thông tin. Các doanh nghiệp có đầu tư chiều sâu, đồng hành với nông dân từ đầu bị vỡ kế hoạch, lúng túng với các đơn hàng được xuất nhưng giá thu mua quá cao. Nông dân lại bị động không xuất vườn được đúng vụ, đến nay khi đã vào điểm cuối mới nhận ra giá đòi hỏi quá cao. Khi các thương lái Trung Quốc chỉ chấp nhận giá mua sầu riêng chất lượng cao chưa đến 105.000 đồng/kg, mức giá bán đến 90.000 đồng/kg của bà con nông dân coi như “phá sản”. Đến hiện tại, nhiều khu vực sầu riêng trong người dân mới được thu hoạch, và giá bán giảm xuống còn dưới 60.000 đồng/kg, thì thua hụt lợi nhuận rõ ràng vẫn rơi vào nông dân!

Mùa vụ 2023, sầu riêng Đắk Lắk vẫn “thắng lớn”, nông dân không bị thua lỗ như những năm trước, song đây lại là năm thể hiện một dáng dấp đầu tư tăng trưởng quan trọng cho loại trái cây này. Khi cả chính quyền, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nông dân cùng xác định rõ thế mạnh xuất khẩu và chất lượng hàng đầu cho sầu riêng, vấn đề quan trọng vẫn là phải kết nối làm sao cho đồng bộ, hiệu quả và bền vững. Người nông dân cần được tập huấn và thấu đạt hơn nữa quan hệ canh tác nông nghiệp chất lượng cao, để tin tưởng và kết nối chắc chắn với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu. Ngành nông nghiệp truyền thông cần kiên định với những tiêu chí trung thực, minh bạch cho hai bên cung cầu, cùng các cơ quan chức năng xử lý nghiêm những vi phạm hợp đồng mới có thể điều tiết, định hướng được chuẩn mực các hợp đồng hợp tác.

Có như vậy, câu chuyện “nhập nhèm” giá mua bán sẽ không còn nữa, vấn đề bị thao túng trên thị trường tiêu thụ sẽ phải chấm dứt, và quan hệ chuyên canh chuyên sâu của nông dân được khẳng định rõ ràng hơn. Bản thân người nông dân, khi có các hợp đồng bảo đảm từ doanh nghiệp thu mua, sẽ chỉ an tâm đầu tư canh tác và chấp nhận những yêu cầu, tiêu chí về quá trình sản xuất thời vụ, tuân thủ đúng những quy định kiểm soát kèm theo. Bản thân các doanh nghiệp đầu tư chế biến xuất khẩu cũng có đủ niềm tin để bao tiêu, hỗ trợ sản xuất cho người nông dân, ổn định kế hoạch sản xuất, chủ động từ nhân lực đến máy móc chế biến, cơ cấu được vốn vay sản xuất…

Đại diện Hiệp hội Sầu riêng Đắk Lắk nhìn nhận, đây là cả một bài toán tổng thể rất lớn, cần sự hợp tác của nhiều bên và đều cần dựa vào tính minh bạch, trách nhiệm mới làm được.

Nguyên Đức

Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/kinh-te/202310/vu-mua-sau-rieng-2023-cau-hoi-lon-ve-ket-noi-cung-cau-c3800ec/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Ưu đãi tưng bừng - Mừng Đại lễ 30/04

      Hòa chung trong không khí hân hoan của Ngày Đại Lễ thống nhất đất nước 30/04 và Quốc tế lao động 01/05, Hyundai ĐắkLắk trân trọng gửi tới Quý khách hàng chương trình ưu đãi đặc biệt, cụ thể

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ