A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Bài 4: Vì sao hàng loạt cán bộ bị kỷ luật? (Vụ án bắt oan một giám đốc DN làm rúng động Tây Nguyên)

15:49 | 16/07/2013

Tất cả những vấn đề liên quan đến việc ông Đinh Quang Điền bị oan sai đã được các cơ quan chức năng bao gồm VKSND tỉnh và Công an tỉnh Đắk Lắk kết luận rất rõ, không có tội về hình sự, mà chỉ nằm ở mức độ dân sự. Song song với kết luận này, 2 cơ quan

Chỉ đạo xử lý vụ việc

Về phía công văn của VKSND tỉnh Đắk Lắk do ông Nguyễn Hồng Kỳ, Phó viện trưởng gửi VKSND TP Buôn Ma Thuột nói rất rõ, để xẩy ra vi phạm nêu trên, trách nhiệm thuộc về KSV Lê Nam Thắng là người được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án, đồng chí Phạm Thế Hà, Phó viện trưởng trực tiếp phụ trách và đồng chí Nguyễn Hồng Nam, Viện trưởng. 

Đối với đồng chí  Lê Nam Thắng, trong quá trình kiểm sát điều tra chưa nghiên cứu kỹ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án do Cơ quan CSĐT thu thập được, qua đó đối chiếu với các quy định của pháp luật để xác minh hành vi của Đinh Quang Điền đã thỏa mãn dấu hiệu của tội phạm cụ thể nào hay chưa, nên việc báo cáo để xuất lãnh đạo VKS phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam là không có căn cứ, vi phạm quy chế thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự. 

Gỗ Công ty Quang Điền vị xuống cấp trầm trọng, mối mọt ăn rất nhiều.

Đối với đồng chí Phạm Thế Hà, đã không nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chủ quan nên không phát hiện được việc khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Đinh Quang Điền là chưa đủ căn cứ theo quy định của pháp luật, do vậy vẫn ký phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam; đối với đồng chí Nguyễn Hồng Nam, với cương vị là Viện Trưởng đã thiếu trách nhiệm, chưa sâu sát trong công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành để xẩy ra oan sai làm ảnh hưởng tới kết quả công tác cũng như ảnh hưởng tới thi đua của toàn ngành Kiểm sát nhân dân. 

Từ những phân tích và nhận định trên VKSND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu: VKSND TP Buôn Ma Thuột, kịp thời tổ chức, họp đơn vị để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan và báo cáo kết quả về VKS ND tỉnh Đắk Lắk.

Về phía Cơ quan công an tỉnh Đắk Lắk cũng có công văn do Đại tá Đoàn Quốc Thư, PGĐ CA tỉnh ký nêu rõ, trong vụ án này hoạt động tố tụng của Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam với ông Đinh Quang Điền là làm oan người vô tội, gây thiệt hại cho ông Điền vi phạm điều 12 BLTTHS và Chỉ thị 06/2008/CT-BCA-C11 ngày 09/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Công an. 

Từ những vi phạm của Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột, GĐ Công an tỉnh yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Buôn Ma Thuột thực hiện các nội dung sau, tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm nguyên nhân khách quan, chủ quan của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Điều tra viên tham gia thụ lý điều tra hồ sơ vụ án, có hình thức kỷ luật theo quy định. 

Sau khi có hai kết luận cũng như công văn chỉ đạo xử lý vụ việc oan sai này của Cơ quan CSĐT cùng VKSND tỉnh Đắk Lắk, VKS ND tối cao và UBND tỉnh Đắc Lắc cũng đã có văn bản chỉ đạo một cách rất rõ ràng.

Nội dung chỉ đạo của VKSND tối cao như sau: Ngày 21/6/2011 ông Đinh Quang Điền, GĐ Công ty TNHH Quang Điền, thành phố BMT, tỉnh Đắk Lắk, bị Công an và VKSND TP BMT khởi tố và bắt tạm giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, sau 240 ngày bị tạm giam, ngày 15/10/2012 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk có kết luận điều tra và xác định ông Điền không phạm tội nên đã có Quyết định đình chỉ điều tra vụ án và đình chỉ điều tra đối với ông. 

VKSND tỉnh Đắk Lắk cũng đã có văn bản xác nhận Lãnh đạo và KSV được phân công kiểm sát điều tra vụ án của VKSND TP BMT đã không nghiên cứu kỹ vụ việc nên phê chuẩn khởi tố, bắt giam ông Điền không đúng, hiện nay ông Điền đã có đơn yêu cầu các cơ quan chức năng cần phải bồi thường thiệt hại và đề nghị kỷ luật, khởi tố những người gây ra oan sai cho ông về tội “Truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội”.

Yêu cầu VKSND Tỉnh Đắk Lắk kiểm tra vụ việc trên, báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao phụ trách và Vụ 1, đồng thời gửi báo cáo về Văn phòng VKSND tối cao để theo dõi.

Song song với công văn trên của VKSND tối cao là công văn của UBND tỉnh Đắk Lắk số 7497/UBND-NC do ông Võ Danh Sơn, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh ký, gửi GĐ Công an tỉnh Đắk Lắk với nội dung “ giao cho GĐ Công an tỉnh xác minh làm rõ nội dung đơn, xử lý theo quy định của pháp luật, báo cáo về UBND tỉnh.”

Kỷ luật cán bộ sai phạm

Hiện nay, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo xử lý vụ việc đối với những cán bộ sai phạm của 2 cơ quan là Công an và VKSND TP Buôn Ma Thuột, hàng loạt cán bộ bị kỷ luật về mặt Đảng và chính quyền.

Phía VKSND TP Buôn Ma Thuột, ông Phạm Thế Hà (Viện Phó) người trực tiếp ký lệnh bắt giam ông Điền bị cảnh cáo cả về mặt Đảng và Chính quyền, KSV Lê Nam Thắng người được phân công kiểm sát quá trình điều tra vụ án bị cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền, ông Nguyễn Hồng Nam (Viện Trưởng) bị kỷ luật khiển trách cả về Đảng và chính quyền.

Về phía Cơ quan công an, Ông Võ Tấn Ngành,(Trưởng Công an TP.BMT), ông Lê Hoàng Cương (Phó Công an TP), ông Huỳnh Minh Cảnh là Đội trưởng đội công an kinh tế, ông Nguyễn Trường Giang, tổ trưởng tổ điều tra đều bị kỳ luật cảnh cáo, về phía Đảng, ngoài ông Võ Tấn Ngành bị khiển trách, 3 đồng chí trên đều bị cảnh cáo.

Có một điều rất lạ, trong khi vụ việc đang rùm beng vì bắt giam oan sai đối với ông Điền, ông Phạm Thế Hà người ký lệnh khởi tố vẫn được cơ quan tạo điều kiện đi học Thạc sĩ Luật tại ĐH Cảnh Sát TP HCM, còn Ông Nguyễn Hồng Nam cho dù đang “sai phạm chồng sai phạm”, nhưng vẫn được bổ nhiệm KSV Trung cấp, mở đường cho việc thăng quan tiến chức sau này. 

Việc làm này đã gây ra luồng dư luận trái chiều về cách xử lý của các cơ quan cấp cao tại địa phương.

Chỉ vin vào lá đơn “nặc danh” vô căn cứ với nội dung “đề nghị cơ quan CSĐT Công an TP.BMT điều tra làm rõ vụ án thu hồi tài sản bị thiệt hại cho Ngân hàng NN&PTNT”, trong khi phía Ngân hàng thực chất chưa có ý kiến gì. Cơ quan CSĐT và VKSND TP.BMT cố tình tin vào đó, bắt giam một Đảng viên, Giám đốc, làm một doanh nghiệp, một gia đình tán gia bại sản, hàng trăm con người mất công ăn việc làm, uy tín danh dự của nạn nhân và Doanh nghiệp bị mất trắng…. 

Ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tổn thất nặng nề này mà cơ quan công quyền nơi đây cố tình tạo ra?.

Dự luận địa phương đang đặt ra câu hỏi, liệu có sự nương tay, dơ cao đánh khẽ hay “đánh trống bỏ dùi” của các cơ quan chức năng sở tại hay không?

(Còn tiếp)

Nguyễn Hải Dương

    Nguồn:www.tamnhin.net

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ