Bâng khuâng sắc trắng chăm-pa...
14:58 | 13/04/2023
Tháng Tư, trời Tây Nguyên xanh cao vời vợi, nắng giòn rụm, ai cũng ngại ra đường để tránh cái nắng gay gắt đổ lửa, ngoại trừ có công việc bắt buộc phải đi. Tôi cũng không ngoại lệ!
Vậy mà, một thông tin lướt vội trên Facebook: “Ăn Tết Lào ngay tại Việt Nam” từ ngày 14 đến 16/4 tới, trong đó có Cuộc thi “Người đẹp hoa chăm-pa” đã kéo tuột tôi rong ruổi một số tuyến phố bất chấp dự báo thời tiết Buôn Ma Thuột đang 35 độ C. Tôi đi tìm hoa!
Cây chăm - pa trong khuôn viên Công ty Điện lực Đắk Lắk. Ảnh: Hoàng Ân
Ở Đắk Lắk, hoa chăm-pa (tiếng Lào), hay còn được gọi là hoa đại, hoa sứ - không nhiều, nhưng không quá khó để tìm loài hoa cánh màu trắng điểm chút sắc vàng trong lòng thật đẹp, có mùi thơm dịu nhẹ, thanh mát trên một số tuyến phố, trong hoa viên, đài tưởng niệm... để trang trí, tạo bóng mát. Hoa chăm-pa nở rộ vào tháng Tư, tháng Năm đúng dịp Tết cổ truyền Bunpimay của người Lào. Chính bởi vậy có thể lý giải tại sao trong Tết Bunpimay, Tết khởi đầu cho một năm mới của nhân dân các bộ tộc Lào, hoa chăm-pa lại được sử dụng nhiều đến như vậy (!).
Tôi quyết định dừng xe trước Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (cũ) trên đường Phan Chu Trinh để ngắm cây chăm-pa gốc to xù xì, từng bông trắng ngần đung đưa trong nắng trưa, một vài bông rụng bay theo gió, neo lại nơi vỉa hè làm dịu ánh mắt của khách đi đường trong sự vội vàng để tránh cái nắng oi ả tháng Tư. Nâng niu một vài bông chăm-pa với thoang thoảng mùi thơm nhè nhẹ, man mát cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng. Để rồi từ đây xuôi thẳng đến đường Lê Duẩn, tuyến đường có nhiều cội chăm-pa lâu năm và dừng lại nơi góc đường Lê Duẩn - Y Ngông ngắm một vài bông chăm-pa đang nở nơi Đài tưởng niệm Liệt sĩ tỉnh… trong tiếng ve râm ran gọi hè lòng rộn ràng vui, nôn nao thổn thức.
Rời các tuyến phố tôi trở về khi nắng trưa đã trải đậm trên những tán cây chăm-pa óng ả, lòng bâng khuâng khó tả. Bất giác lời mời của cô gái người Việt gốc Lào hôm nào khi tôi đến huyện Buôn Đôn tìm hiểu văn hóa Lào ùa về, thúc giục. Trung tuần tháng Tư này cộng đồng người Việt gốc Lào ở huyện Buôn Đôn sẽ tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay với nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Lào qua việc tái hiện các nghi lễ: tắm Phật, đắp tháp cát, buộc chỉ tay, té nước. Trong đó, tò mò, thích thú chắc chắn là được ngắm những bông chăm-pa đặt trên chiếc thuyền làm bằng bẹ chuối thả xuống sông, hoa kết thành dây vòng quanh tượng Phật hay được các thiếu nữ cài hoa lên mái tóc xinh đẹp để cầu mong điều may mắn tốt lành sẽ đến trong dịp năm mới.
Hoa chăm-pa được sử dụng nhiều trong các nghi thức của Tết Bunpimay. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh H'Yim Kđoh tham dự Tết cổ truyền Bunpimay của cộng đồng người Việt gốc Lào tại Buôn Đôn).
Chăm-pa có loại đỏ, trắng và vàng, mỗi loại với những nét đẹp riêng và loài hoa này đã gắn bó "như máu thịt", nên hầu như gia đình người Việt gốc Lào nào ở huyện Buôn Đôn cũng đều trồng trong sân vườn một cây chăm-pa. Và không phải ngẫu nhiên, mới đây Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Một thành viên Xuất nhập khẩu 2-9 Đắk Lắk quyết định trồng 150 cây xanh, trong đó có 40 cây chăm-pa dọc hai bên vỉa hè đoạn đường từ ngã ba Nhà cộng đồng xã Krông Na vào đến Khu Du lịch Cầu Treo Buôn Đôn để tặng huyện Buôn Đôn nhân kỷ niệm 30 năm thành lập công ty. Theo lý giải, vùng đất này có hơn 200 người Việt gốc Lào sinh sống, gắn liền với các hoạt động kinh doanh du lịch sinh thái, văn hóa, nên loại cây được chọn trồng vừa mang nét đặc trưng văn hóa Lào, có hoa nở đúng vào dịp Tết Bunpimay Lào.
Màu trắng tinh khôi của hoa chăm-pa và những ý nghĩa triết học nhân sinh cao quý, gần với giáo lý nhà Phật của loài hoa này thôi thúc tôi một lần nữa trở lại Buôn Đôn để khám phá cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, văn hóa đa dạng, đặc biệt là văn hóa Lào, con người Lào hồn nhiên, đôn hậu, mến khách.
Đăng Nguyên
Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/van-hoa-du-lich-van-hoc-nghe-thuat/202304/bang-khuang-sac-trang-cham-pa-6c442fc/
Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”
CÁC TIN KHÁC
- VIETRAVEL BUÔN MA THUỘT TÀI TRỢ CHƯƠNG TRÌNH TRẢI NGHIỆM “MÙA HÈ CHO EM” CHO CÁC EM HỌC SINH CÓ THÀNH TÍCH TỐT NĂM HỌC 2022 – 2023 (07/06/2023)
- Phong vị không gian văn hóa đô thị Buôn Ma Thuột (31/05/2023)
- Người Tây Nguyên thân tình, mến khách (28/04/2023)
- Thống nhất tên gọi và diện tích khoanh vùng bảo vệ các điểm di tích tại huyện Krông Bông (25/04/2023)
- Khởi động dự án “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” (19/04/2023)
- Lạc quan với du lịch Đắk Lắk (10/04/2023)
- Tháng Tư ở Tây Nguyên (10/04/2023)
- Độc đáo đàn gông của đồng bào Êđê (05/04/2023)
- Đắk Lắk: Thêm 1 cá thể voi nhà chết tại Buôn Đôn (27/03/2023)
- Ký kết tài trợ dự án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (21/03/2023)
- Thêm 2 con voi nhà được trở về với rừng tự nhiên (20/03/2023)
Sầu riêng và những bước đi trên con đường chính ngạch
Sầu riêng Việt Nam xuất sang Trung Quốc theo con đường chính ngạch là cơ hội lớn để ngành hàng này phát triển.
- Đắk Lắk: Lễ hội nâng tầm sầu riêng Krông Pắc
- Nhiều hoạt động sôi nổi tại Lễ hội Sầu riêng huyện Krông Pắc lần thứ nhất
- Sẽ biểu diễn bay khinh khí cầu tại Lễ hội Sầu riêng Krông Pắc lần thứ I năm 2022
- Huyện Krông Pắc: Ra mắt mô hình trồng dổi lấy hạt tại xã Ea Yiêng
- Giá cà phê hôm nay 18-1: Nhảy vọt lên 5.000 USD/tấn
- Nắng nóng trong năm 2025 sẽ ít gay gắt và kéo dài như năm 2024
- Thần số học - Cách tính và ý nghĩa các con số chủ đạo
- Diễn biến mới vụ chậm chi tiền thưởng cho hàng vạn giáo viên, công chức
- Giá cà phê hôm nay 20-1: “Hồi hộp” chờ ngày ông Donal Trump nhậm chức
- Tăng thêm hàng trăm chuyến bay Tết từ TP HCM đi các tỉnh, thành
- Ông Trần Văn Tuyến được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc
- Không có bảo hiểm xe máy từ 1/1/2025 bị xử phạt thế nào?
- Người tham gia giao thông vi phạm các lỗi này sẽ bị tịch thu xe máy
- Giá vàng hôm nay, 18-1: Quay đầu giảm rất mạnh
BÌNH LUẬN CỦA BẠN
BÌNH LUẬN