A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm trong cơ chế thị trường

14:06 | 08/01/2024

Để bảo tồn nghề dệt thổ cẩm, những năm qua các cấp chính quyền đã có nhiều chủ trương và giải pháp.

Điển hình là một số hợp tác xã dệt thổ cẩm ra đời với sự hỗ trợ ban đầu của chính quyền địa phương. Các nghệ nhân đã cải tiến, đổi mới về kỹ thuật, phương tiện, nguyên liệu, kiểu dáng, hoa văn và hình thức tổ chức sản xuất, quan hệ thị trường để giữ được nghề...

Cùng với sự quan tâm hỗ trợ ban đầu của chính quyền địa phương, một số hợp tác xã, cơ sở sản xuất hàng thổ cẩm làm ăn được. Nhưng đến nay rất ít hợp tác xã còn tồn tại theo đúng nghĩa của nó, chứ đừng nói đến phát triển. Đây là hệ quả tất yếu của cách làm phong trào trong điều kiện kinh tế xã hội đã có sự thay đổi căn bản so với môi trường xã hội truyền thống.

Nghề dệt cổ truyền trong cơ chế thị trường hiện nay rất khó để tồn tại. Để có sản phẩm truyền thống, mỗi bộ áo quần, cái khố, cái khăn phải qua nhiều công đoạn rất công phu, mất nhiều thời gian. Trong khi đó, bây giờ người ta chỉ cần lấy mẫu hàng giống mẫu truyền thống nhập từ Trung Quốc làm từ chỉ sợi công nghiệp, nhuộm bằng hóa chất với giá tiền chưa bằng 10% giá thổ cẩm truyền thống; hàng này lại sản xuất rất nhanh và rẻ.

Dù đầu ra còn nhiều khó khăn, nhưng đồng bào ở các buôn làng vẫn cố gắng giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống.

Một khi hàng nhái của Trung Quốc xuất hiện thì các nghệ nhân dệt thổ cẩm phải vừa tìm cách trụ với nghề lại vừa chống chọi với các đối thủ để tồn tại. Không ít người kinh doanh hàng thổ cẩm một mặt buôn hàng nhái từ Trung Quốc để khỏi bị thua lỗ; một mặt đầu tư máy dệt để tự dệt vải thổ cẩm bằng chỉ sợi nhưng vẫn theo đường nét cổ truyền, rồi sau đó mang hàng đến những nơi có uy tín bỏ mối, ký gửi.

Có thể nói, nghề dệt thổ cẩm hiện nay khác xa thời “tự cung tự cấp” và đang ngày càng biến đổi, xa dần nghề dệt vải truyền thống, trong khi đó “đầu ra” gặp rất nhiều khó khăn… Vấn đề đặt ra là giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, truyền thống với cách tân và đối tượng tiêu dùng đa dạng như thế nào. Việc tạo ra các sản phẩm thổ cẩm có tính ứng dụng để cung ứng cho thị trường cũng như tạo dựng thổ cẩm trở thành sản phẩm du lịch là giải pháp cần được hướng đến để vừa bảo tồn, gìn giữ và phát triển văn hóa truyền thống, vừa giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho các nghệ nhân và người dân tộc thiểu số.

Mạnh Phong

Bài viết gốc: https://baodaklak.vn/van-hoa-du-lich-van-hoc-nghe-thuat/202401/bao-ton-nghe-det-tho-cam-trong-co-che-thi-truong-d611799/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ