A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Điện lạnh Tuấn Tài - M01

Rắn lục tấn công hàng loạt người hái cà phê

14:40 | 17/11/2015

Từ ngày 13/11 đến 15/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đăk Lăk đã tiếp nhận gần 20 trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Đa số là người dân bị rắn cắn trong lúc thu hái cà phê.

Bệnh nhân đang điều trị do rắn lục đuôi đỏ tấn công. Ảnh: Kh.Uyên

Bác sĩ Trịnh Hồng Nhựt - Trưởng khoa Hồi sức tích cực Chống độc - cho biết, từ đầu tháng 11 đến nay, trung bình mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận từ 3-4 ca. Ngày cao điểm có 5-7 ca do bị rắn lục đuôi đỏ tấn công. Bệnh nhân nhập viện đủ mọi trường hợp từ trẻ em, người già, thậm chí có cả phụ nữ đang mang thai.

Điển hình, ngày 10/11, bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân 32 tuổi, trú tại huyện Cư M’gar trong tình trạng vết cắn bị sưng, rối loạn đông máu và có triệu chứng bị sốt huyết nhau thai.

Bệnh nhân cho biết khi cùng người nhà vào rẫy hái cà phê thì bất ngờ bị rắn lục đuôi đỏ cắn vào tay. Sau khi được người thân sơ cứu, chị được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk cấp cứu. “Cũng may là gia đình chuyển lên bệnh viện kịp thời chứ không sẽ nguy hiểm đến tính mạng của mẹ và thai nhi 7 tháng”, bác sĩ Nhựt nói.

Cũng theo bác sĩ Nhựt, trong những bệnh nhân nhập viện do bị rắn cắn có trường hợp vì chủ quan. Nhiều người dùng thuốc lá đắp sơ cứu và để người bệnh quá lâu ở nhà nên khi nhập viện, việc chữa trị gặp khó khăn. Đơn cử, trường hợp của bà Đặng Thị Sự (80 tuổi, huyện Krông Pắk), sau khi bị rắn cắn người nhà đã nhập viện chậm. Nọc độc phát tán trong cơ thể nên đã điều trị gần một tháng nhưng vẫn chưa khỏi.

Theo tìm hiểu của, một trong những nguyên nhân khiến người dân bị rắn lục đuôi đỏ tấn công nhiều thời gian qua vì đang bước vào mùa thu hoạch cà phê. Đây là nơi lý tưởng để các loại côn trùng, trong đó có rắn lục đuôi đỏ cư trú. Đặc điểm của loại rắn này có màu xanh trùng với màu lá nên rất khó phát hiện.

Để tránh rắn lục đuôi đỏ tấn công, bác sĩ Nhựt khuyến cáo người dân phải luôn đề cao cảnh giác. Trong quá trình thu hái cà phê cần có dụng cụ bảo hộ như găng tay, ủng. Trước thời điểm thu hoạch cà phê cần có biện pháp xua đuổi bằng cách phun thuốc trừ sâu, đánh động vườn cây…

Bên cạnh đó, nếu bị rắn cắn cần sơ cứu kịp thời, đưa đến trạm y tế gần nhất để cấp cứu, tránh để bệnh nhân quá lâu tại nhà.

“Tại các trung tâm y tế, bệnh viện đã có thuốc đặc trị độc của rắn lục đuôi đỏ nên khi bị rắn cắn, người nhà cần đưa đến ngay để chữa trị, tránh tình trạng dùng thuốc lá, đá chườm hay rạch vết thương…gây khó khăn cho công tác chữa trị”, bác sĩ Nhựt thông tin.

KH.UYÊN

(VnExpress

 

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai T12 - 2

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ