A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Một số nội dung cơ bản của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

14:34 | 15/03/2017

Quyền của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá:

 Quyền của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá:

Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình; từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.

 Trách nhiệm của người đứng đầu địa điểm cấm hút thuốc lá

Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này (kế hoạch hoạt động hằng năm có PCTHTL, quy định không hút thuốc lá tại quy chế nội bộ...); tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

 Ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá

1. Áp dụng đối với thuốc lá được sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam phải được thực hiện bằng tiếng Việt, theo đúng các quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá và bảo đảm các yêu cầu sau:

a) In cảnh báo sức khỏe bằng chữ và hình ảnh bảo đảm rõ ràng, dễ nhìn, dễ hiểu

b) Dán tem hoặc in mã số, mã vạch; ghi ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng

c) Ghi rõ số lượng điếu đối với bao thuốc lá dạng điếu hoặc trọng lượng đối với các loại thuốc lá khác

d) Không được ghi bằng tiếng Việt hoặc các ngôn ngữ khác các từ, cụm từ làm người đọc, người sử dụng hiểu thuốc lá là ít có hại hoặc hiểu sai về tác hại của thuốc lá và khói thuốc lá đối với sức khỏe con người.

2. Nội dung cảnh báo sức khỏe trên bao bì thuốc lá phải mô tả cụ thể tác hại của việc sử dụng thuốc lá đối với sức khỏe và các thông điệp thích hợp khác, phải được thay đổi định kỳ 2 năm/1 lần

3. Cảnh báo sức khỏe phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút  và hộp thuốc lá.

4. Việc ghi nhãn trên bao bì thuốc lá xuất khẩu được thực hiện theo yêu cầu của nước  nhập khẩu

5. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể về ghi nhãn, in cảnh báo sức khỏe với thuốc lá quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

6. Chính phủ quy định cụ thể mức tăng diện tích in cảnh báo sức  khỏe phù hợp với từng thời kỳ.

 Cai nghiện thuốc lá

1. Việc cai nghiện thuốc lá được thực hiện trên cơ sở tự nguyện.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tổ chức các hoạt động hoặc thành lập các loại hình cơ sở để tư vấn, cai nghiện thuốc lá.

3. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc cai nghiện thuốc lá và cơ sở tư vấn, cai nghiện thuốc lá được hưởng mức thuế ưu đãi theo quy định của pháp luật về thuế.

4. Chính phủ quy định điều kiện thành lập và tổ chức hoạt động cai nghiện, tư vấn cai nghiện thuốc lá quy định tại khoản 2 Điều này.

 Số lượng điếu thuốc lá trong bao, gói

Sau 3 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, số lượng điếu thuốc lá đóng gói trong 1 bao thuốc lá không được ít hơn 20 điếu, trừ thuốc lá xì gà và thuốc lá được sản xuất để xuất khẩu.

 Bán thuốc lá

Doanh nghiệp, đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định của Chính phủ.

Người chịu trách nhiệm tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được tổ chức, cho phép hoặc bán thuốc lá tại các địa điểm quy định tại Điều 11, Điều 12, trừ điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này; không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.

 Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá

Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và được quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành.

Quỹ hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng huy động, cung cấp và điều phối nguồn lực tài chính của Quỹ cho các hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá trên phạm vi toàn quốc.

Quỹ được hình thành chủ yếu từ Khoản đóng góp bắt buộc của cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc lá được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt theo lộ trình: 1,0% từ ngày 1-5-2013; 1,5% từ ngày 1-5-2016; 2,0% từ ngày 1-5-2019.

 Xử lý vi phạm pháp luật về PCTHTL

Quy định trách nhiệm cụ thể của các Bộ: Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ Quốc phòng, các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác và UBND các cấp trong xử lý vi phạm pháp luật về PCTHTL.

Minh Thu (biên soạn)

    Nguồn: "Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ