A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Chống thực phẩm bẩn như chống dịch

09:30 | 02/10/2014

Đó ý kiến của bà Đoàn Thị Thanh Xuân, Chủ tịch Hội Cựu thanh niên xung phong với tư cách là một người tiêu dùng mong muốn các ban ngành vào cuộc để bảo vệ người tiêu dùng trước nạn thực phẩm "bẩn” tràn lan.

 
Thịt heo "bẩn” từ các tỉnh tuồn vào TP. HCM
Ảnh: S. XANH
 
Thực phẩm "bẩn” từ chuồng trại ra thị trường...
 
GS. Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch MTTQ TP. HCM, kiêm Phó chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật TP. HCM cho rằng, các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính có thể đo lường đánh giá được, nhưng nghiêm trọng hơn là ngộ độc mãn tính do hóa chất độc hại còn tồn dư trong thực phẩm gây ra thì hiện vẫn chưa thể đo lường bởi nó không thể hiện ra ngay mà sau một thời gian dài mới bộc lộ.
Bà Xuân chia sẻ, "giờ ăn gì cũng sợ. từ gạo đến rau, củ, quả, thịt... đều có nguy cơ nhiễm hóa chất độc hại”. Mặc dù đã cẩn thận mua dùng thực phẩm tại các siêu thị nhưng bà cũng giống như bao người nội trợ khác vẫn không tin tưởng rằng mình được dùng thực phẩm sạch. Riêng mặt hàng gia súc, theo một nghiên cứu trên đàn lợn có cân nặng ban đầu từ 16 – 17 kg, chỉ sau 18 tuần số lợn dùng thức ăn có thuốc tăng trọng đạt số cân nặng gần gấp đôi lợn không dùng thức ăn tăng trọng. Bên cạnh đó, chất lượng thịt của lợn dùng thức ăn tăng trọng lại có vẻ tốt hơn vì lớp mỡ dưới da rất mỏng. Theo giới chuyên môn, hiện nay vẫn tồn tại việc sử dụng các chất tăng trọng clenbuterol, salbutamol, chất cấm trong thức ăn chăm nuôi lợn, gà với liều lượng nhỏ nhưng hiệu quả lại cực kỳ lớn và sự ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng cũng không nhỏ.
 
Do đặc thù riêng nên lượng nông sản sản xuất tại TP. HCM mới chỉ đáp ứng được khoảng 15- 20% nhu cầu, còn lại 80% sản phẩm nông sản thực phẩm được nhập về từ các tỉnh, nên rất khó kiểm đầu vào. Chia sẻ điều này, ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP. HCM cho biết, lượng thực phẩm nhập về từ các tỉnh có một điểm chung là quy trình nuôi trồng nhỏ lẻ, khó áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, tính an toàn sản phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Trong khi đó việc kiểm soát an toàn tại TP.HCM phụ thuộc chủ yếu vào kết quả test nhanh lấy mẫu tại 3 chợ đầu mối. Việc lấy mẫu không nhiều lại mang tính chất đại diện. Đến khi có kết quả định lượng, hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép thì hàng hóa đã được lưu thông ngoài thị trường. "Với lượng hóa chất, phụ gia quá lớn như hiện nay, các cơ quan nhà nước cũng không biết cơ sở đã bỏ chất gì để kiểm soát mà chỉ đơn giản là kiểm soát những chất do Bộ Y tế quy định. Đồng thời, khi phát hiện chất lạ trong thực phẩm thì cơ quan nhà nước mới ban hành quy chuẩn kỹ thuật xem có được dùng hay không nên rất khó xử lý các vụ vi phạm”, ông Hòa nhấn mạnh.
 
… Và, lên bàn ăn
 
Theo Sở Y tế TP.HCM, chính vì sử dụng nguồn thực phẩm "bẩn” nên nguy cơ ngộ độc thực phẩm ngày càng tăng. Trong 7 tháng đầu năm 2014, thành phố đã xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm lớn với 412 người bị ngộ độc. Riêng tháng 7, xảy ra liên tiếp 02 vụ ngộ độc. Mặc dù không có trường hợp nào tử vong, nhưng vấn đề an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể đang trên cả mức báo động. Lý giải về tình trạng ngộ độc thực phẩm ở các suất ăn công nghiệp ông Hòa cho rằng, do phương tiện vận chuyển không bảo đảm vệ sinh, thời gian chế biến đến khi sử dụng thường dài quá  2 tiếng, thiếu các thiết bị bảo quản thức phẩm. Đặc biệt là nhiều cơ sở chế biến suất ăn thường sử dụng nguyên liệu chế biến rẻ tiền, không đảm bảo an toàn.
 
Hiện thành phố có hơn 3.000 cơ sở bếp ăn tập thể, cung cấp trung bình 100 ngàn suất ăn/ ngày và 143 cơ sở cung cấp suất ăn sẵn. Trong 6 tháng đầu năm 2014, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm TP.HCM đã tiến hành kiểm tra 123 cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể, căng tin trên địa bàn thành phố. Mặc dù 100% các cơ sở này cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định bảo đảm thực phẩm, tuy nhiên qua kiểm tra vẫn còn nhiều cơ sở vi phạm các điều kiện an toàn thực phẩm. GS. Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch MTTQ TP. HCM, kiêm Phó chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học & Kỹ thuật TP. HCM cho rằng, các vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính có thể đo lường đánh giá được, nhưng nghiêm trọng hơn là ngộ độc mãn tính do hóa chất độc hại còn tồn dư trong thực phẩm gây ra thì hiện vẫn chưa thể đo lường bởi nó không thể hiện ra ngay mà sau một thời gian dài mới bộc lộ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh hiểm nghèo và ảnh hưởng đến chất lượng nòi giống con người. 
 
Theo GS. Sơn, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật... đi vào cơ thể con người, tích lũy theo thời gian gây ra nhiều bệnh mãn tính nguy hiểm.  Một số trường hợp còn gây ra hiện tượng lờn thuốc, đề kháng lại các kháng sinh khi điều trị bệnh... "Cần xây dựng một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm có hiệu quả, bớt chồng chéo, dễ quy trách nhiệm, hướng mạnh đến xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn từ trang trại đến bàn ăn. Ngoài ra, cần thêm một hệ thống kiểm nghiệm tốt, trang bị hiện đại, chuyên dùng, đội ngũ giàu kinh nghiệm... Huy động tổng lực các yếu tố này là chìa khóa góp phần đảm bảo vệ sinh thực phẩm”, ông Sơn cho biết.
 
THANH GIANG

    nguồn: daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ