A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Phải tăng mức phạt hành vi buôn lậu

10:20 | 14/11/2014

Định hướng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nhưng hiện chúng ta vẫn phải đi nhập từng con ốc vít, bu lông. Ngành công nghiệp phụ trợ của chúng ta đang chết yểu.

Nạn buôn lậu, hàng giả, hàng nhái vẫn gây nhức nhối trong xã hội, nản lòng doanh nghiệp trong nước. Để xảy ra những vấn đề trên có lỗi của cơ quan quản lý là Bộ Công thương, gắn với trách nhiệm của Bộ trưởng. Dưới góc nhìn của một ĐBQH, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng: "Chúng ta phải có hình thức răn đe một cách mạnh mẽ hơn”.
 
 
Ông Trần Hoàng Ngân
Ảnh: Quốc Anh
 
Tăng chế tài để tăng răn đe
 
Là  thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông nhận định như thế nào về tình trạng hàng giả, buôn lậu vẫn diễn ra và chưa có dấu hiệu giảm? Theo ông biện pháp để khắc chế nó nên như thế nào?
 
Ông Trần Hoàng Ngân: Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII tôi cũng đã chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vì hàng giả, hàng nhái gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân; hoạt động của các doanh nghiệp và đến an ninh xã hội. Ngoài ra nó còn làm thiệt hại đến nguồn thu của ngân sách. Đặc biệt hơn là làm nản lòng doanh nhân Việt Nam, các nhà sản xuất chân chính. Dù Chính phủ rất quyết liệt chống hàng giả, hàng nhái, hàng dởm nhưng mà kết quả vẫn đang còn có mức độ. 
 
Về biện pháp, theo tôi hiện nay phải có sự vào cuộc của tất cả hệ thống chính trị. Thứ hai là phải có chính sách động viên, tức là người tham gia và chống buôn lậu, hàng giả phải được thưởng xứng đáng, ngay khi phát hiện được hàng gian, hàng giả, nhất là hàng nhập lậu. Làm thế để tăng tính động viên những người tham gia vào cuộc chiến chống lại hàng giả. Và xử tội buôn lậu phải nặng hơn, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay.
 
Từ thực tế buôn lậu vẫn diễn ra, hàng giả vẫn xuất hiện trên thị trường. Vậy theo ông trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Công thương như thế nào?
 
Bộ trưởng Bộ Công thương đã có nhiều văn bản hướng dẫn các cơ quan quản lý,  UBND các tỉnh, nhưng phải nói thật là buôn lậu, hàng giả, hàng nhái vẫn diễn ra khắp nơi. Do đó mình Bộ trưởng khó có thể xử lý được mà phải là Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, ở đây là Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Chúng ta đã có nhiều văn bản rồi, nhưng cần thêm ở đây chính là chính sách động viên những người thi hành công vụ -  đó mới là cái quan trọng.
 
Công nghiệp phụ trợ, không đơn giản
 
Định hướng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, nhưng hiện chúng ta vẫn phải đi nhập từng con ốc vít, bu lông. Ngành công nghiệp phụ trợ của chúng ta đang chết yểu. Để công nghiệp phụ trợ phát triển, công nghiệp chế tạo trong nước phát triển thì cần giải pháp nào thưa ông?
 
Ngành công nghiệp phụ trợ nghe có vẻ dễ nhưng thực sự không hề đơn giản. Bởi vì vấn đề quan trọng là anh chính có cần anh phụ không? Hay anh chính tự tạo hệ thống tạo lập cái phụ cho chính anh. Như vậy chúng ta phải gắn việc cấp phép đầu tư với sự động viên, tức là có chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp phụ trợ thì nó mới có thể phát triển được. 
 
Bởi công nghiệp phụ trợ thường do các doanh nghiệp nhỏ nắm giữ để có thể linh hoạt uyển chuyển theo sản phẩm chính. Ngành công nghiệp phụ trợ nước ta trong thời gian qua đang thiếu những chính sách. Do đó hiện nay Luật Thuế chuẩn bị sửa đổi sẽ có chính sách động viên, miễn giảm thuế trong ngành công nghiệp phụ trợ để giúp nó phát triển. 
 
Bản thân ngành công nghiệp phụ trợ nghe có vẻ là phụ, song không hề đơn giản. Vì nó đòi hỏi những công nghệ cao và tiên tiến để có thể phù hợp với sản phẩm chính. Do đó nó phải được chia sẻ từ anh chính. Ví dụ như Sam Sung cần chia sẻ ngược lại, đặt hàng và đưa ra nhu cầu đối với  hệ thống ngành công nghiệp phụ trợ, thì lúc đó mới phát triển đồng bộ được.
 
Xin cám ơn ông!
 
Hoài Vũ-M.Loan

    nguồn: Daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ