A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Mất ngủ kéo dài: Không nên chủ quan

15:45 | 28/08/2023

Giấc ngủ điều chỉnh đồng hồ sinh học của cơ thể, giúp cho não bộ được nghỉ ngơi, loại trừ stress, tăng cường khả năng tập trung, trí nhớ và sự sáng suốt.

Ngược lại, nếu mất ngủ kéo dài có thể gây ra tình trạng mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất làm việc cũng như chất lượng cuộc sống, thậm chí gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh trầm cảm …

Theo các chuyên gia về sức khỏe, giấc ngủ được định nghĩa là trạng thái giảm hoạt động vận động. Thời gian ngủ bình thường của một người có thể thay đổi và giảm đi theo tuổi nhưng thời lượng ngủ cần thiết của người trưởng thành vẫn phải đảm bảo từ 7 - 9 giờ, một số người cần khoảng 6 giờ. Nếu ngủ dưới 5 giờ/ngày, cơ thể sẽ gặp nhiều mối đe dọa về sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy đến 80% người bị rối loạn giấc ngủ có trạng thái tổn thương vùng não với những biểu hiện như đau đầu, giảm năng suất làm việc, suy giảm trí nhớ và lâu ngày dẫn tới suy kiệt toàn bộ cơ thể.

Một bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh mất ngủ tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh

Chị N.T.P. (42 tuổi, ở huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) bị mất ngủ từ sau khi sinh đứa con thứ hai. Mỗi đêm chị P. chỉ ngủ được từ 2 đến 3 giờ. Vì thiếu ngủ thường xuyên nên chị bị sụt cân trầm trọng, da dẻ khô sạm, thiếu sức sống, cơ thể lúc nào cũng uể oải, ăn uống không ngon miệng. Thời gian gần đây, chị P. thường xuyên cảm thấy bực bội, hay cáu gắt và mắng chửi các con. Nhận thấy có biểu hiện bất thường, người nhà đưa chị P. đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh Đắk Lắk để khám và bác sĩ chẩn đoán chị P. bị mắc bệnh trầm cảm.

Các bác sĩ chuyên khoa tâm thần cho biết, ai cũng có thể bị mất ngủ, tuy nhiên, những người cao tuổi, người đang mắc các bệnh lý nội khoa (ung thư, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, hen suyễn…), phụ nữ sau sinh, người đang gặp các yếu tố tâm lý, người làm việc ca đêm hay thay đổi múi giờ, người có lối sống thiếu khoa học… dễ bị mất ngủ hơn cả. Tình trạng mất ngủ được chia làm hai dạng: mất ngủ cấp tính và mất ngủ mạn tính. Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ không thường xuyên, không kéo dài quá một tháng. Mất ngủ mạn tính là tình trạng mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần, kéo dài từ một tháng trở lên. Mất ngủ có những biểu hiện là khó ngủ vào ban đêm, thức suốt đêm, thức dậy quá sớm, cảm giác ngủ chưa đủ, ban ngày mệt mỏi buồn ngủ, khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng… Những người bị mất ngủ thường xuyên ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định và thực hiện các kế hoạch đã được lập sẵn, thiếu tập trung, tăng cường bài tiết nước tiểu về đêm, suy nhược cơ bắp, cơ thể bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo, hệ miễn dịch cũng kém hơn so với người bình thường, gia tăng các bệnh như: viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích, đau đầu… Ngoài ra, việc thiếu ngủ sẽ khiến người bệnh có thể bị ảo giác, chóng mặt, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông; tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc và dễ mắc bệnh trầm cảm cũng như nhiều bệnh nghiêm trọng khác…

Bác sĩ Nguyễn Thị Duyên, Trưởng Khoa phục hồi chức năng, Bệnh viện Tâm thần tỉnh khuyến cáo, khi gặp các vấn đề về giấc ngủ, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế sớm, tùy từng cá nhân và mức độ mất ngủ mà các bác sĩ có chỉ định điều trị phù hợp. Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bị mất ngủ cần thay đổi thói quen ngủ như: hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày, không nên ngủ trưa quá 1 giờ mỗi ngày; duy trì thói quen ngủ đúng giờ. Nếu đến giờ ngủ nhưng chưa buồn ngủ cũng nên lên giường, tắt điện và không sử dụng các thiết bị điện tử, nằm im thư giãn và nhắm mắt lại; không nên ăn quá nhiều hoặc ăn muộn vào buổi tối, tránh sử dụng các chất kích thích: trà, cà phê, rượu… vào buổi tối; tập thể dục thường xuyên vào buổi sáng và đặc biệt trước khi đi ngủ 1 giờ nên tập thể dục nhẹ khoảng 30 phút; tắm nước ấm vào chiều tối, hoặc có thể ngâm chân bằng nước ấm từ 10 - 15 phút trước khi đi ngủ 20 - 40 phút; giữ cho phòng ngủ yên tĩnh, ánh sáng vừa phải và nhiệt độ phù hợp; thay đổi dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm có lợi cho giấc ngủ… Việc sử dụng thuốc để chữa chứng mất ngủ phải được quyết định và theo dõi từ bác sĩ để tránh trường hợp lạm dụng thuốc, gây lệ thuộc thuốc, phản tác dụng…

Kim Oanh – Mỹ Hạnh

Bài viết ghttps://baodaklak.vn/xa-hoi/202308/mat-ngu-keo-dai-khong-nen-chu-quan-bd608a6/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ