A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp: Tháo gỡ rào cản cho doanh nghiệp

09:32 | 25/07/2018

Ứng dụng công nghệ cao sẽ góp phần làm cho ngành nông nghiệp tăng trưởng từ 30 đến 40%, và con số này sẽ còn được đẩy lên cao hơn nếu DN đầu tư hơn, đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Giới chuyên gia trong ngành nhận định như vậy khi nói về việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp

Để có thể trở thành một “trụ đỡ” nền kinh tế theo đúng nghĩa, ngành nông nghiệp buộc phải ứng dụng công nghệ cao vào trong trồng trọt cũng như chăn nuôi. Thời gian qua nhiều DN đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực này. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến nay có 40 DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp giấy chứng nhận; trong đó, 12 DN ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt, 19 DN trong lĩnh vực thủy sản, 9 DN đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi.

Và tính đến tháng 6/2018, cả nước đã có 35 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ và UBND các tỉnh thành lập; trong đó, Thủ tướng Chính phủ thành lập 3 khu: Hậu Giang, Phú Yên, Bạc Liêu. Ngoài ra, theo quy hoạch tại Quyết định 575/2015/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, 8 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng  đang được khẩn trương thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường nêu quan điểm, tuy số lượng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế, nhưng từ khi Luật Công nghệ cao được ban hành, đã có hàng nghìn tỷ đồng đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp từ các doanh nghiệp và địa phương. Đồng thời, được thực hiện lồng ghép trong các nhiệm vụ phát triển ngành, địa phương, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình khoa học công nghệ cấp bộ, cấp nhà nước.

Hàng năm, một số tập đoàn, công ty, hợp tác xã đã liên kết với nông dân, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp để sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhiều điểm nghẽn cần giải tỏa

Theo đánh giá của giới chuyên gia ngành nông nghiệp, việc ứng dụng khoa học và công nghệ sẽ góp phần làm cho ngành nông nghiệp tăng trưởng từ 30 đến 40% (tính theo từng lĩnh vực). Con số này sẽ còn cao hơn nữa nếu các DN đẩy mạnh đầu tư áp dụng khoa học công nghệ vào trồng trọt và chăn nuôi.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chỉ 1% tổng số DN cả nước đầu tư vào nông nghiệp, trong đó 60% là doanh nghiệp nhỏ, đây là một con số quá khiêm tốn và ngành nông nghiệp cần có nhiều DN “dấn thân” hơn nữa vào lĩnh vực này.

Nêu nguyên nhân của thực tế nói trên, TS. Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam cho rằng, không có quỹ đất lớn để sản xuất, hợp tác với nông dân còn nhiều rủi ro vì tính tuân thủ hợp đồng còn yếu. Hệ thống cung cấp vốn cho DN chưa phát triển, thị trường tiêu thụ nông sản còn bấp bênh, tiếp cận các chính sách ưu đãi còn nhiều trở ngại... là những rào cản khiến cho DN vẫn e ngại khi quyết định bước chân vào lĩnh vực nông nghiệp. 

Tuy nhiên, TS Đào Thế Anh vẫn khẳng định, muốn phát triển nông nghiệp bền vững không còn cách nào khác là phải áp dụng khoa học và công nghệ vào mọi khâu sản xuất, từ canh tác, thu hoạch, chế biến đến quản lý. Và để hiện thực hóa điều này nhất thiết phải có sự liên kết của nhà sản xuất và DN, Nhà nước. Trong đó DN đóng vai trò là chủ lực.

Để giải tỏa điểm nghẽn đang gây cản trở  khát vọng của các DN khi muốn tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhiều ý kiến cho rằng,  trong giai đoạn đầu, Nhà nước cần hỗ trợ DN thông qua các hình thức cho vay ưu đãi, hoặc tài trợ dưới hình thức các giải thưởng khoa học công nghệ. Sau đó, sẽ huy động thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư để hình thành nên một Quỹ đầu tư mạo hiểm… Như vậy mới có thể khuyến khích được cộng đồng DN vượt qua mọi trở ngại để đầu tư vào lĩnh vực này, đặc biệt là những “startup”.

Về phía nhà quản lý, theo GS. TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia ngành nông nghiệp, trong thời gian tới, để ngành nông nghiệp phát triển một cách bứt phá, rất cần phải có chiến lược ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp bài bản hơn và mạnh hơn nữa hướng đến sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Bên cạnh đó, đẩy nhanh phát triển công nghệ cho công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị gia tăng cao, có lợi thế cạnh tranh để tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Thực tế hiện nay, chỉ 1% tổng số DN cả nước đầu tư vào nông nghiệp, trong đó 60% là doanh nghiệp nhỏ, đây là một con số quá khiêm tốn và ngành nông nghiệp cần có nhiều DN “dấn thân” hơn nữa vào lĩnh vực này.

 Minh Phương

    Nguồn:daidoanket.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ