A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02

Cảnh giác chiêu trò lừa đảo bán tài liệu phòng cháy chữa cháy

13:28 | 31/03/2023

Đắk Lắk là 52/63 tỉnh thành trong cả nước xảy ra vụ việc đối tượng giả danh cán bộ liên hệ với các cơ quan, doanh nghiệp, thậm chí đến trực tiếp đơn vị để lừa bán tài liệu, phương tiện,...

... yêu cầu tổ chức các lớp tập huấn phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) nhằm trục lợi.

Tháng 1/2023, anh Đ.X.L. (huyện Ea Kar) nhận được cuộc điện thoại từ một người tự giới thiệu là cán bộ PCCC thuộc Công an huyện thông báo về việc phát hành tài liệu tuyên truyền PCCC đến tận nhà để tham khảo. “Tôi kinh doanh quán karaoke nên nghĩ việc PCCC là cần thiết. Nhưng khi nhân viên giao hàng đến nhà giao tài liệu và thu 500 nghìn đồng, tôi khá bất ngờ vì trước đó tham gia các lớp tập huấn về PCCC đều được nhận tài liệu đầy đủ và người gọi điện thoại tự xưng là cán bộ PCCC không hề đề cập đến chuyện thu tiền tài liệu. Hoài nghi, tôi liên hệ với Đội Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an huyện) thì mới biết mình bị lừa”, anh L. bức xúc.

Bưu phẩm tài liệu tập huấn phòng cháy, chữa cháy được các đối tượng gửi đến cho một cá nhân trên địa bàn tỉnh.

Tại huyện Cư M'gar, từ đầu năm 2023 đến nay, Đội Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an huyện) tiếp nhận 15 tin báo của các chủ cơ sở kinh doanh trên địa bàn về việc bị đối tượng mạo danh điện thoại, rồi gửi bưu phẩm tài liệu PCCC về địa chỉ nhà để thu tiền. Song rất may chưa có trường hợp nào nhận, trả tiền tài liệu.

Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) phối hợp với doanh nghiệp xăng dầu diễn tập công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

 

Người dân, chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh chỉ làm việc với cơ quan cảnh sát PCCC khi có giấy giới thiệu, kế hoạch, thông báo lịch kiểm tra được thủ trưởng đơn vị phê duyệt gửi cho cơ sở, doanh nghiệp trước 3 ngày làm việc để tránh trường hợp giả danh cán bộ Cảnh sát PCCC đến liên hệ công tác gây phiền hà, nhũng nhiễu”.

 Đại úy Nguyễn Văn Long, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh).

Theo Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh), từ đầu năm đến nay, có 5/15 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã ghi nhận các vụ việc lừa bán tài liệu PCCC. Đây không phải là hình thức lừa đảo mới mà đã xuất hiện từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, một số cơ sở chưa kịp thời nắm bắt thông tin nên đã bị các đối tượng lừa đảo. Trước đây, tình trạng giả danh cán bộ Cảnh sát PCCC lừa cơ sở kinh doanh mua sách, tài liệu đã từng xảy ra nhưng thời gian gần đây thì rầm rộ hơn, nạn nhân là các cơ sở vừa và nhỏ, nhất là các cơ sở kinh doanh mới đi vào hoạt động trên địa bàn tỉnh. "Việc này gây hoang mang cho người dân và ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH. Hiện nay, các tài liệu, cẩm nang về PCCC đều được đơn vị chức năng cấp miễn phí trong các buổi tuyên truyền, tập huấn tại khu dân cư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, cơ quan, đơn vị", Đại úy Nguyễn Văn Long, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH (Công an tỉnh) cho hay.

Việc tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC và CNCH được thực hiện theo đề nghị của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu và có hồ sơ, văn bản đề nghị gửi về Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH theo đúng quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, ngày 24/11/2020 của Chính phủ. Đối với các cá nhân, chủ cơ sở kinh doanh, để không bị mắc chiêu lừa mua tài liệu PCCC, nếu nhận được điện thoại, cần nhanh chóng thu thập các thông tin cụ thể như: tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị công tác, kế hoạch công tác và thông báo cho cơ quan công an gần nhất hoặc cán bộ phụ trách PCCC cơ sở, doanh nghiệp để kiểm tra, phát hiện và bắt giữ đối tượng.

Hoàng Ân

Bài viết gốc: https://www.baodaklak.vn/phap-luat/202303/canh-giac-chieu-tro-lua-dao-ban-tai-lieu-phong-chay-chua-chay-3da2cb8/

    Nguồn “Báo Đắk Lắk Điện tử”

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ