A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Một số giải pháp và kiến nghị cho niên vụ cà phê 2013-2014

15:02 | 28/10/2013

Trong niên vụ cà phê 2013-2014 tới, UBND tỉnh đề ra một số giải pháp và kiến nghị như sau:

Về giải pháp: Cần tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất cà phê bền vững gắn với lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường. Vận động nông dân tham gia tổ chức thành lập nhóm hộ, câu lạc bộ, hợp tác xã. Tổ chức hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích nông dân tập trung thâm canh cà phê theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất cà phê có chứng chỉ. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê của tỉnh ngay từ khâu sản xuất, chế biến sau khi thu hoạch.

 

Doanh nghiệp cần có chính sách xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu ổn định thông qua liên kết với nông dân. Khắc phục tình trạng thiếu thông tin, thiếu liên kết và không đồng thuận giữa các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm giảm tình trạng tranh mua, tranh bán gây bất lợi cho xuất khẩu cà phê của tỉnh.

Cần triển khai các biện pháp quản lý như kiểm tra, siết chặt hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh mua bán cà phê trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Hiệp hội Ca cao Việt Nam kiến nghị với Chính phủ, Bộ, ngành nhằm tháo gỡ khó khăn về chính sách thuế cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.
 

Doanh nghiệp cần mở rộng tiếp cận thị trường bằng cách tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ quốc tế về cà phê, hội thảo quốc tế, xây dựng website của doanh nghiệp...chủ động tìm cách bán hàng trực tiếp cho các nhà rang xay nhằm tăng giá trị hạt cà phê xuất khẩu đồng thời giảm các chi phí trong kinh doanh; Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Đề án phát triển cà phê bền vững đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 theo Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh. Cần sớm ban hành kế hoạch tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh nhằm tạo cơ sở triển khai thực hiện giải ngân nguồn vốn của Chính phủ cho Chương trình tái canh cây cà phê trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
 

Tăng cường vai trò của Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột, xây dựng và tổ chức thực hiện việc quản lý và sử dụng Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột. Cần đề xuất các chính sách hỗ trợ và xúc tiến ngay việc đăng ký bảo hộ Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột trên thị trường thế giới.


Về một số kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương:  Tỉnh đề nghị Chính phủ xem xét các quy định, chính sách về thuế VAT đối với các sản phẩm nông sản trong đó có cà phê nhằm hạn chế tình trạng trục lợi, chiếm dụng thuế VAT; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong công tác hoàn thuế VAT đối với các doanh nghiệp xuất khầu cà phê.
Đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương tiếp tục hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu " Chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột" trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường EU.

 

Đề nghị Bộ Công Thương hỗ trợ thực hiện đề án đánh giá tiềm năng thị trường xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của tỉnh, trong đó có cà phê. Đồng thời xem xét, hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk nguồn kinh phí trong kinh phí xúc tiến thương mại quốc gia để đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, hỗ trợ tham dự các hội chợ ngành hàng cà phê tìm kiếm cơ hội hợp tác, xuất khẩu trực tiếp cho sản phẩm cà phê của tỉnh.
 

Đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng nguồn vốn tín dụng xuất khẩu cho tỉnh, đồng thời nghiên cứu giảm bớt các thủ tục để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn; chỉ đạo các ngân hàng thương mại ưu tiên vốn vay và tăng thời hạn cho vay đối với việc thu mua cà phê xuất khẩu với lãi suất ưu đãi.


T.C

    Nguồn: daktra.com.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ