A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Bệnh thối cây, thối quả sầu riêng và cách phòng trị

09:09 | 24/06/2024

Sầu riêng là cây ăn quả cho lợi ích kinh tế cao, tuy nhiên dễ bị nhiễm các loại bệnh, nếu không quan tâm phòng trị quả có thể bị thối, cây chết hàng loạt.

Triệu chứng của bệnh gây thối cây, thối quả sầu riêng.

Thị trường tiêu thụ sầu riêng hiện nay đang rộng mở, nguồn lợi đem lại từ xuất khẩu sầu riêng của nước ta là rất lớn. Tuy nhiên, một khi phát triển diện tích sầu riêng, cùng với tăng cường đầu tư thâm canh để tăng năng suất chất lượng, nhiều dịch hại thường bộc phát và gây hại.

Những nhà vườn mới tham gia trồng sầu riêng hoặc thiếu quan tâm đến các loại sâu bệnh vườn thường bị thiệt hại nặng nề. Đặc biệt là các bệnh gây thối cây, thối quả sầu riêng.

Triệu chứng bệnh và tác hại

Bệnh thối cây, thối quả sầu riêng có vết bệnh thường ở trên thân chính, cành, và trên trái sầu riêng. Bệnh cũng làm thối gốc rễ, làm cây suy kiệt hoặc chết. Trên trái, bệnh làm vỏ trái thối nâu. Trong điều kiện vườn rậm rạp và ẩm thấp thì có thể thấy vết bệnh được phủ một lớp nấm trắng mỏng, bệnh có thể làm trái non bị thối khô và rụng hàng loạt, trái lớn có thể bị nứt và sau đó cả trái sẽ bị thối.

Tác nhân gây bệnh và điều kiện phát sinh phát triển

Bệnh thối trái sầu riêng do nấm Phytophthora sp gây ra.

Trong điều kiện trồng mật độ cao, vườn luôn bị ẩm, bón phân thừa đạm, cây quá xanh tốt, xum xuê, cành thấp chạm đất, kết hợp vườn bị rợp bóng cây khác, hệ thống thoát nước kém… thường vườn sẽ bị bệnh nặng.

Các loại thuốc điều trị hiệu quả các loại bệnh gây thối cây, thối quả sầu riêng của Công ty CP BVTV Sài Gòn - SPC.

Những biện pháp phòng trừ có hiệu quả cao

Nguyên tắc là áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp có thể áp dụng được bao gồm:

- Trồng cây với mật độ thích hợp tùy giống. Làm luống theo hướng Đông Tây để mỗi cây có thể nhận được ánh nắng suốt ngày.

- Đắp cao gốc để đảm bảo gốc rễ được khô ráo sau mưa hay tưới. Cần có hệ thống thoát nước thật tốt để làm giảm ẩm độ vườn.

- Cắt những cành quét đất (sẽ bị sây sát khi có gió và dễ bị nhiễm bệnh), tỉa những cành sâu bệnh trong mùa mưa để vườn được thông thoáng.

- Bón phân cân đối và đầy đủ, không được dư đạm (không dùng loại có chlor). Bón phân quanh tán của cây.

- Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục và được ủ với nấm đối kháng Trichoderma sp. càng tốt.

- Bón vôi hoặc SPC-CAL để đảm bảo cung cấp đầy đủ Canxi cho cây. Sử dụng phân TANO-601 để cung cấp các vi lượng cần thiết giúp tăng sức chống chịu sâu bệnh và chống sượng trái.

- Hạn chế dùng các chất kích thích ra hoa trái liên tục làm cây suy kiệt, làm giảm sức đề kháng bệnh. Tưới hóa chất nhiều cũng sẽ làm hư bộ rễ, tạo điều kiện để vi sinh vật xâm nhập gây bệnh.

- Kiểm tra vườn cây thường xuyên, nếu phát hiện trái bị bệnh (vỏ biến màu), dùng TREPPACH BUL 607SL, hoặc ALPINE 80WG - sản phẩm của Công ty CP BVTV Sài Gòn để phun.

Cần kết hợp phun toàn cây và tưới gốc luân phiên bằng 2 thuốc trên. Nên phun 2-3 lần cách nhau 7 ngày để tránh bệnh tái phát và lây lan.

- Trong mùa mưa, nên chủ động phun và tưới thuốc phòng bệnh sẽ giúp làm giảm chi phí phòng trừ.

TS Nguyễn Minh Tuyên

Bài viết gốc: https://nongnghiep.vn/benh-thoi-cay-thoi-qua-sau-rieng-va-cach-phong-tri-d390345.html

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ