A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Đào tạo nhiều, thạo nghề chẳng được bao nhiêu

10:40 | 09/08/2013

Mặc dù đã được đào tạo qua lớp kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi tới 6 tháng, nhưng công việc thường ngày của chị H’dim Niê (buôn Ê Bông, xã Cư Êbông, huyện Ea Kar, tỉnh Đắc Lắc)

Trong thời gian nhàn rỗi là đeo gùi ra suối tìm hái rau rừng mang lên chợ bán, hoặc thi thoảng đi làm thuê kiếm hơn trăm ngàn đồng mỗi ngày.

Không chỉ có chị H’dim, hơn chục người khác trong buôn, trong xã từng được đào tạo các nghề như trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí… ở Trung tâm dạy nghề huyện Ea Kar, không có ai mưu sinh với nghề được đào tạo.

Hiện nay, toàn tỉnh Đắc Lắc có 14 trung tâm dạy nghề cấp huyện với nhiệm vụ chính là đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Với mục tiêu trong giai đoạn 2010-2020, mỗi năm tỉnh sẽ thực hiện đào tạo cho khoảng 8000 lao động nông thôn (trong đó ưu tiên đồng bào dân tộc thiểu số). Trong gần 4 năm qua, đã có hàng chục nghìn lao động nông thôn ở Đắc Lắc được đào tạo các nghề như kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, cơ khí, sửa chữa xe máy, tiểu thủ công nghiệp, mộc, may, xây dựng… Tuy nhiên, kết quả vẫn là “bột” nhiều, “hồ” ít, số lao động nông thôn sau đào tạo nghề, có thể mưu sinh được bằng chính nghề mình học không đáng kể. Kết quả đào tạo nghề yếu kém đã tạo ra sự lãng phí lớn cả về ngân sách cũng như nguồn nhân lực.

Một lãnh đạo Trung tâm dạy nghề huyện Ea Kar - đơn vị được xem là làm tốt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Đắc Lắc -thừa nhận: Với thời gian đào tạo từ 3 đến 6 tháng, trình độ sơ cấp, các học viên gần như chỉ học "chay", không có mô hình hoặc điều kiện để áp dụng thực tế. Vì vậy, hầu hết lao động nông thôn được đào tạo nghề xong mới chỉ nhận biết về nghề nghiệp được đào tạo, còn kỹ năng, tay nghề không thể đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp, hoặc có thể tự mở cơ sở, kiếm sống bằng nghề được học. Mặc dù hầu hết các hộ dân tộc thiểu số đều có vườn rộng từ 2 đến 5 sào, nhưng việc áp dụng nghề trồng trọt, chăn nuôi để phát triển kinh tế cũng rất khó, bởi tập quán sản xuất cũ đã ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của họ. Một số trường hợp khác trong xã Cư Êbông sau đào tạo nghề mạnh dạn đầu tư làm ăn cũng đều không phát triển kinh tế được. Những người khác nhìn vào đó đều ngán ngẩm không dám áp dụng nghề được học để mưu sinh.

14 trung tâm dạy nghề cấp huyện nhưng mới chỉ có 12 giáo viên trong biên chế, trong đó chỉ có 7 giáo viên có trình độ đại học, số còn lại có trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Hầu hết giáo viên dạy nghề tại các trung tâm đào tạo nghề cấp huyện ở Đắc Lắc chưa có kinh nghiệm về thực tiễn đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Cán bộ quản lý tại các trung tâm dạy nghề cũng rất mỏng, chỉ có 63 người và chủ yếu là kiêm nhiệm chức vụ, chuyên môn không phù hợp với đào tạo nghề. Đây được coi là một phần nguyên nhân dẫn đến kết quả dạy nghề cho lao động nông thôn tại hầu hết các trung tâm dạy nghề cấp huyện ở Đắc Lắc hiệu quả thấp, nghèo nàn về nội dung, chất lượng kém.

Hiện nay, áp lực về việc làm ở vùng nông thôn Đắc Lắc đang ngày càng lớn. Nếu không có giải pháp đột phá để dạy nghề cho lao động dôi dư ở nông thôn, thì tỉnh Đắc Lắc khó mà giảm được sức ép về việc làm ở khu vực này. Bên cạnh đó, tỉnh Đắc Lắc cần có giải pháp riêng để đào tạo nghề cho lao động nông thôn người dân tộc thiểu số, bởi đặc thù về trình độ văn hóa, nhận thức của bà con còn hạn chế. Vậy nên cần sự vào cuộc, chung tay của nhiều cấp, nhiều ngành mới hy vọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Đắc Lắc thoát khỏi cảnh đào tạo nhiều, nhưng thành nghề lại chẳng được bao nhiêu như hiện nay.

    Nguồn: qdnd.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ