A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Điện lạnh Tuấn Tài - M01

Đổ rác xuống lòng suối, thói quen xấu cần phải bỏ

14:50 | 09/08/2013

Được thiên nhiên ưu ái, TP. Buôn Ma Thuột có khá nhiều con suối góp phần tạo cảnh quan môi trường trong lành cho thành phố, phát triển các nhà hàng, khách sạn. Tuy nhiên những năm gần đây, các lòng suối đang dần bị ô nhiễm, trở thành mối nguy hại của

Tại cầu Cây Sung bắc qua suối Ea Tam trên đường Đặng Nguyên Cẩn (TP. Buôn Ma Thuột) có rất nhiều rác thải; trong đó hầu hết là rác thải sinh hoạt được đựng trong các bịch nilon lớn, nhỏ tấp đầy hai bên mố cầu. Trời mưa, nước suối dâng lên cao, rác nổi lềnh bềnh trên mặt nước, vướng vào cành cây, tường rào, hốc đá cản trở dòng nước khiến nước đổi dòng, sạt lở hai bên bờ; trời nắng thì rác bốc mùi hôi thối, ruồi nhặng bu bám… Chị Nguyễn Thị Thanh Phương (ở đường Trần Quý Cáp, TP. Buôn Ma Thuột) bất bình: “Sống ở thành phố văn minh vậy mà những người dân sống xung quanh đây lại tự đầu độc mình bằng cách xả rác xuống lòng suối…”.

Đổ rác xuống suối, hành động tưởng như vô hại nhưng trăm người như vậy lâu dần dòng suối sẽ thành “suối chết”.

Không chỉ các hộ gia đình mà nhiều nhà hàng, quán cà phê sinh thái được xây dựng lợi dụng theo địa thế dòng suối cũng thường đổ rác xuống lòng suối tự hủy hoại mình. Với những khách hàng thường uống cà phê ở các quán ven suối như Rainy, Vườn Hồng…  không quá khó bắt gặp trường hợp nhân viên của quán sau khi quét dọn lại xả từng xô, từng chậu đựng rác xuống suối. Nếu khách hàng có thắc mắc thì chỉ nhận được câu trả lời qua loa: quán cây nhiều, mùa rụng lá ngày quét dọn ba lần vẫn có rác ít nhất là ba bao, mà điểm đổ rác công cộng lại xa, đường dốc; rác chủ yếu là lá cây, nên khi đổ xuống nó sẽ tự phân hủy thành chất mùn, tạo thành phù sa cho suối… Tuy nhiên, theo quan sát, không chỉ lá cây mà có cả những vỏ chai Nutri, Number one, C2, vỏ hộp sữa, lon Pepsi… cũng được nhân viên ở đây tiện tay vứt xuống suối.

Qua tìm hiểu được biết, hầu hết những gia đình vứt rác xuống suối đều sống ở các đường hẻm gần suối nên xe rác không thể vào tận nơi. Vì “ngại” mang rác đến thùng rác công cộng đầu đường mà họ đã đổ thẳng rác xuống suối.

Thực trạng ô nhiễm sông, suối, kênh rạch ngày càng nghiêm trọng và trở thành vấn đề nhức nhối, bài học đáng giá của nhiều địa phương đã không còn xa lạ. Một gia đình trong một ngày vứt đi một bịch rác - tưởng là ít; nhưng trăm người nghĩ như vậy thì dòng suối sẽ trở thành dòng suối chết.

    Nguồn:Báo ĐăkLắk điện tử

    BÌNH LUẬN

      Hyundai T12

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ