A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Mỗi năm hơn 200.000 người bị đột quỵ

14:21 | 22/12/2016

Đang khỏe mạnh bỗng dưng ngã quỵ, không đứng vững, không nói được thậm chí có người méo miệng - đó là dấu hiệu của người mắc đột quỵ. Nếu không nhận biết kịp thời để sơ cứu, họ sẽ tử vong.

Top 3 nguyên nhân tử vong

Đột quỵ là nguyên nhân đứng hàng thứ ba dẫn đến tử vong sau bệnh tim mạch và ung thư. Tại Mỹ mỗi năm có khoảng 600.000 người mới mắc và tái phát đột quỵ, trong đó 160.000 người tử vong.

16-48-44_dot-quy

Bệnh nhân đột quỵ có xu hướng gia tăng

Ở Việt Nam, mỗi năm có hơn 200.000 người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), hơn 50% tử vong và 90% số người sống sót gặp di chứng về thần kinh và vận động. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ hàng năm ở nước ta nhiều hơn số người chết do 3 căn bệnh HIV/AIDS, lao và sốt rét cộng lại.

PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng cấp cứu 1, Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cảnh báo, bệnh nhân bị đột quỵ có xu hướng gia tăng khi thời tiết chuyển rét, trung bình mỗi ngày khoa tiếp nhận 30 bệnh nhân phải cấp cứu vì đột quỵ.

“Đáng lưu ý là trong số những bệnh nhân nhập viện có không ít bệnh nhân được chuyển từ tuyến tỉnh lên. Họ hầu hết sinh sống ở vùng nông thôn, hiểu biết về bệnh còn hạn chế nên đến viện trong tình trạng muộn. Có trường hợp người nhà cũng cố gắng sơ cứu nhưng lại không đúng cách khiến bệnh càng trở nặng hơn. Thậm chí, nhiều người còn cho bệnh nhân đột quỵ ăn uống, nhét thuốc vào miệng khiến họ sặc, dẫn đến suy hô hấp do viêm phổi, ngừng tim trước khi đến bệnh viện”, PGS. TS Mai Duy Tôn nói.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, nguyên nhân gây ra đột quỵ do thiếu máu não cục bộ thường do cục máu đông trong tim hay mảng xơ vữa trong mạch máu trồi lên não gây tắc mạch não. Đột quỵ do xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não bị vỡ dấn đến thiếu máu cho vùng não do mạch máu đó chi phối.

Bệnh hay gặp ở người cao tuổi, nam giới hoặc người mắc bệnh áp huyết tăng, đái tháo đường (đái tháo đường), xơ mỡ động mạch, tăng mỡ (cholesterol) bên trong máu, bệnh tim mạch, hút thuốc lá, nghiện rượu, béo phì, ít vận động…
 

Cần làm gì khi bệnh nhân đột quỵ?

Theo PGS Tôn thì đối với bệnh nhân đột quỵ, thời gian là vàng. Do đó khi thấy người có dấu hiệu nghi ngờ đột quỵ, chúng ta cần nhanh chóng đưa họ đến cơ sở y tế có khả năng điều trị chuyên sâu trong vòng ít nhất 4-5 giờ đầu, muộn nhất là trong 6 giờ đầu để được điều trị hiệu quả.

“Khi chúng ta nghi ngờ một người nào đó bị đột quỵ có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ tay lên. Nếu họ không giữ được thăng bằng thì cần chuẩn bị sơ cứu ngay lập tức. Ngoài ra, bệnh nhân không thể huýt sáo khi được yêu cầu, không thể nói hoặc nói bị méo tiếng, mặt méo, gia đình cần gọi cấp cứu 115 nhanh nhất. Trong thời gian chờ đợi nhân viên y tế, chúng ta phải tiến hành sơ cứu bệnh nhân. Bạn nên đặt bệnh nhân nằm gối cao 30-45 độ, nới lỏng quần áo của họ. Nếu bệnh nhân ngừng tim phải có cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Nếu bệnh nhân bị nôn, nên xoay mặt họ sang một bên để chống sặc. Trường hợp bệnh nhân lên cơn co giật, lấy đũa quấn xung quanh một chiếc khăn rồi để ngang miệng giúp bệnh nhân không cắn vào lưỡi. Người thân cần chú ý tuyệt đối không cho người bị đột quỵ ăn uống”, PGS Tôn nhấn mạnh.

Các bác sĩ cũng lưu ý, những bệnh nhân từng bị đột quỵ một lần rất dễ gặp lần hai, do đó họ cần được giám sát chặt chẽ để điều trị yếu tố nguy cơ. Ngoài ra, mọi người nói chung và những bệnh nhân từng mắc đột quỵ nói riêng nên giành 30- 50 phút mỗi ngày để tập thể dục.

HUYỀN ANH

    Nguồn: Nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Hyundai Hoang Viet - Thang 3

      Địa chỉ trị mụn lưng uy tín, chuyên nghiệp ở Hồ Chí Minh - Bống Spa

      Mụn lưng khiến bạn tự ti khi diện những bộ cánh yêu thích? Bạn muốn trị mụn lưng dứt điểm? Hãy tìm đến địa chỉ trị mụn lưng chất lượng thay vì sử dụng những sản phẩm kém chất lượng, không rõ xuất xứ, nguồn gốc bạn nhé.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ