A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Biến ‘sức ép’ thành động lực để xuất khẩu nông sản qua biên giới

09:02 | 02/01/2024

Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, Trung Quốc là thị trường quan trọng đối với Việt Nam. Tuy khó khăn, thách thức rất lớn song cũng là cơ hội để thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa.

Trung Quốc siết chặt quy định nhập nông sản

Thời gian qua, Trung Quốc đã thay đổi về quy định để siết chặt hoạt động nhập khẩu, đảm bảo đáp ứng các biện pháp an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh động thực vật đối với nông sản thực phẩm nhập khẩu.

Điển hình có thể kể đến Lệnh số 248 về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài và Lệnh số 249 về quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu. Lệnh 248, 249 của Trung Quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/ 2022.

Những thay đổi về chính sách này cho thấy Trung Quốc ngày càng quan tâm hơn về chất lượng hàng hóa nông sản và muốn giành lấy thị phần tại thị trường này thì nhà sản xuất buộc phải thích ứng.

Lệnh 248, 249 của Trung Quốc quy định, doanh nghiệp nước ngoài sản xuất thực phẩm xuất khẩu đi Trung Quốc phải đăng ký với Tông cục Hải quan Trung Quốc thay vì chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất mặt hàng nằm trong diện danh mục cần đăng ký như trước đây.

Thanh long là một trong những mặt hàng trái cây xuất khẩu nhiều sang thị trường Trung Quốc.

Cơ quan hải quan tại cửa khẩu Tân Thanh cho biết, hiện nay các điểm xuất khẩu nông sản trung bình từ 200 đến 300 xe một ngày. Việc xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc tuy khắt khe hơn nhưng cũng là bước ngoặt để doanh nghiệp giành thị phần thích ứng và thực hiện tốt hơn theo quy định.

Ông Nguyễn Anh Tài, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn nhận định, tới đây Hải quan Trung Quốc sẽ siết chặt các biện pháp kỹ thuật đối với hoạt động nhập khẩu nông sản qua thương mại biên giới.

Cụ thể, sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc cần phải đăng kí về tiêu chuẩn, chất lượng, vùng trồng và được phía Trung Quốc công nhận. Doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kĩ Lệnh 248, 249 của Trung Quốc thông qua các đơn vị quản lý nhà nước.

Theo Bộ NN-PTNT, Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc ban hành để doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị kĩ lưỡng hơn, quan trọng doanh nghiệp phải có giải pháp căn cơ thích ứng với mọi biến đổi bằng cách chuẩn hóa nguồn nguyên liệu, kiểm soát, nâng cao năng lực chế biến, chú tâm đến cả khâu thu hoạch đến vận chuyển đóng gói.

Theo ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ NN-PTNT), cơ bản nước ta đã đáp ứng được các khâu trồng trọt đảm bảo được vấn đề về an toàn thực phẩm cũng như sử dụng các loại hóa chất ngâm, không để lạị dư lượng trên các sản phẩm.

Sầu riêng của Việt Nam cũng là mặt hàng nông sản xuất sang thị trường Trung Quốc.

“Ngoài ra, Việt Nam cũng đã đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật của phía Trung Quốc. Đối với các sản phẩm thực phẩm thì hiện nay phía Trung Quốc yêu cầu tất cả các cơ sở chế biến xuất khẩu phải có quy trình giám sát, nếu như không có chứng nhận HACCP từ bên thứ ba thì bản thân cơ sở đó phải xây dựng một chương trình giám sát đảm bảo an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm mình đang sản xuất chế biến để có thể xuất khẩu”, ông Hòa cho biết thêm.

Trong quy định của Lệnh 248 về đăng ký doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký với Tổng cục Hải quan Trung Quốc và được Hải quan Trung Quốc phê duyệt cấp mã cho doanh nghiệp.

Với những doanh nghiệp làm thương mại tức là chỉ xuất khẩu mà không có nhà máy sơ chế, chế biến thì Tổng cục Hải quan Trung Quốc đưa ra một trang web để doanh nghiệp đăng ký. Trên trang web này, doanh nghiệp chỉ cần gửi đúng giấy phép đăng ký kinh doanh là trong một, hai ngày phía Hải quan Trung Quốc phê duyệt.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý, muốn xuất khẩu nông sản, thực phẩm sang thị trường Trung Quốc thì lô sản phẩm phải được mua ở nhà máy sơ chế, chế biến được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số theo quy định.

Thay đổi phương thức vận chuyển ‘đa phương thức’

Ngoài việc tuân thủ các quy định về hàng rào kỹ thuật thì hoạt động logistics cũng là điều vô cùng quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt đối với nông sản. Bởi vì nếu vận chuyển chậm trễ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản.

Nước ta có thể áp dụng rất nhiều các phương thức để vận chuyển hàng hóa sang Trung Quốc: Nếu vận chuyển từ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bằng đường bộ, ra đến cửa khẩu biên giới đi sang Trung Quốc sẽ mất nhiều chi phí, tăng giá thành của sản phẩm.

Theo đánh giá của ông Đặng Đình Long, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mega A, Tổng Giám đốc Tập đoàn Mega A Logistics, nếu Việt Nam có thể dùng logistics xuyên biên giới bằng cách vận chuyển đa phương thức thì nước ta có thể giảm giá thành của sản phẩm mà không làm thay đổi thời gian vận chuyển và giữ được độ tươi mới, giữ được nguyên giá trị của nông sản của Việt Nam tới thị trường.

Bộ NN-PTNT nhấn mạnh, Trung Quốc luôn là thị trường quan trọng đối với Việt Nam. Tuy khó khăn thách thức rất lớn song cũng là cơ hội để các cơ quan quản lý nhà nước địa phương và doanh nghiệp biến sức ép thành động lực, đổi mới thúc đẩy vận hành thông suốt ổn định và hiệu quả của chuỗi xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới.

 

    Nguồn: nongnghiep.vn

    BÌNH LUẬN

      Khẩn trương ban hành Đề án tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

      Ngày 16/4, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo dự thảo Đề án Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị chủ trì cuộc họp.

      Robot thông minh nhất thế giới có gì đặc biệt?

      Tinh tế đến mức có thể phát hiện sự lo lắng của con người và dẫn dắt tương tác bằng hơn 120 ngôn ngữ khác nhau giúp Xoxe trở thành robot thông minh nhất thế giới.

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      M03-Honda Daklak
      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ