A01-T7 - Honda Daklak
Dangfarm - A02
Cho thuê nhà 29 Lê Hồng Phong

Phổ biến quy định pháp luật về doanh nghiệp ưu tiên

11:03 | 29/08/2013

Đó là mục tiêu đến năm 2015 của đề án “Tăng cường năng lực quản lý rủi ro của ngành Hải quan giai đoạn 2013 - 2015, tầm nhìn 2020” vừa được Bộ Tài chính phê duyệt ngày 30/7/2013.

Trong những năm gần đây, cùng với tiến trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa, ngành Hải quan đã tích cực chủ động nghiên cứu, xây dựng và đẩy mạnh áp dụng quản lý rủi ro (QLRR) trong các hoạt động nghiệp vụ. Hiện đã tạo lập được hành lang pháp lý ban đầu cho việc thực hiện QLRR trong các hoạt động nghiệp vụ; xây dựng, ban hành và áp dụng thống nhất quy trình QLRR trong thông quan hàng hóa XNK thương mại trên phạm vi toàn ngành; xây dựng và đưa vào ứng dụng 09 hệ thống thông tin, dữ liệu… Để thực hiện các quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan và đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan góp phần tạo điều kiện thúc đẩy cải cách hành chính, hội nhập quốc tế phù hợp với tiêu chuẩn và thông lệ của hải quan thế giới, đề án đã đưa ra các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể.

Mục tiêu tổng quát là triển khai áp dụng QLRR một cách có hệ thống, sâu, rộng và hiệu quả trong các khâu hoạt động nghiệp vụ hải quan, hỗ trợ tích cực cho thủ tục hải quan điện tử. Công tác thu thập thông tin, phân tích, đánh giá rủi ro được phát triển ngang tầm, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiệp vụ hải quan; đảm bảo chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn trước đối với các nguy cơ vi phạm pháp luật về hải quan. Quản lý tuân thủ doanh nghiệp trở thành cốt lõi trong QLRR; xây dựng môi trường tuân thủ với sự tham gia tích cực, tự nguyện của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

07 mục tiêu cụ thể, bao gồm:
Thứ nhất, hình thành nền tảng nhận thức thống nhất về công tác QLRR của ngành Hải quan. QLRR trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được nhận thức một cách đầy đủ, thống nhất về vai trò, vị trí, nhiệm vụ. Nguyên tắc áp dụng QLRR trong hoạt động nghiệp vụ được phổ biến rộng rãi trong cơ quan, đơn vị chức năng liên quan và trong cộng đồng doanh nghiệp.
Thứ hai, tạo hành lang pháp lý và hệ thống quy trình nghiệp vụ QLRR cơ bản hoàn thiện đảm bảo tính thống nhất từ Luật, Nghị định, Thông tư đến các văn bản quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan, đáp ứng yêu cầu triển khai sâu rộng. Hình thành cơ chế theo dõi, phản hồi, đánh giá những bất cập về chính sách, quy trình, thủ tục để kiến nghị, điều chỉnh và bổ sung kịp thời.
Thứ ba, tổ chức công tác thu thập, xử lý thông tin đảm bảo yêu cầu cập nhật, chia sẻ kịp thời, hiệu quả, chuyên nghiệp, chuyên sâu, góp phần tích cực cải cách, hiện đại hóa Hải quan.
Thứ tư, triển khai ứng dụng QLRR toàn diện và có hệ thống trong các khâu hoạt động nghiệp vụ hải quan. QLRR được triển khai mở rộng đáp ứng yêu cầu triển khai Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan và yêu cầu cải cách, hiện đại hóa Ngành.
Thứ năm, đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin; xây dựng các hệ thống thông tin và phần mềm ứng dụng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu QLRR.
Thứ sáu, kiện toàn tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chuyên trách QLRR ở 03 cấp: Tổng cục, Cục Hải quan, Chi cục Hải quan và đơn vị thu thập, xử lý thông tin, QLRR ở các Cục nghiệp vụ chuyên môn thuộc cơ quan Tổng cục. Đến năm 2015, toàn bộ cán bộ, công chức sẽ được đào tạo kiến thức cơ bản về QLRR; trong đó, trên 70% cán bộ, công chức làm công tác chuyên trách QLRR có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu, có khả năng chủ động và độc lập thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thứ bảy, đến năm 2015, hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp và phát triển 06 hệ thống thông tin, dữ liệu phục vụ cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan; hoàn thành giao đoạn 1 tiếp nhận, vận hành hệ thống VCIS và triển khai nâng cấp, phát triển hệ thống này ở giai đoạn 2; triển khai có hiệu quả cơ chế trao đổi, kết nối chia sẻ thông tin dữ liệu với một số Bộ, ngành liên quan.
Hoàn thành việc xây dựng hệ thống tiếp nhận thông tin trước về hành khách xuất nhập cảnh qua đường hàng không và hệ thống thông tin nghiệp vụ phục vụ việc triển khai áp dụng QLRR trên lĩnh vực này.
Triển khai áp dụng QLRR toàn diện, đầy đủ trong các khâu hoạt động nghiệp vụ theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật Hải quan sửa đổi.

Đảm bảo cung cấp dữ liệu đánh giá rủi ro phục vụ tự động hóa trong các khâu nghiệp vụ hải quan đạt trên 70%.

    Nguồn: daklakcustoms.gov.vn

    CÁC TIN KHÁC

    BÌNH LUẬN

      BÌNH LUẬN CỦA BẠN

      ĐỐI TÁC
      Lên đầu trang Đặt làm trang chủ